Archive
Đảng dân chủ lờ đi lý do thực sự khiến người Mỹ chọn Donald Trump?
Tác giả, một thành viên Đảng Dân chủ viết về nguyên nhân thực sự khiến Đảng Dân chủ thất bại trong cuộc bầu cử. Theo tác giả, đến tận bây giờ Đảng Dân chủ vẫn không chịu chấp nhận sự thực này.
Vào tuần trước dư luận Mỹ đã nổi sóng tranh luận khi các nhà hoạt động đảng Dân chủ cho xuất bản một ấn phẩm trong đó nêu lý do tại sao họ lại thua cuộc trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016.
Lập luận cho sự thất bại của họ là gì? Họ cho rằng cử tri Mỹ lựa chọn Tổng thống Trump vì họ “lo sợ đa dạng hóa”.
Các tác giả của quan điểm nêu trên, sống ở New York và San Francisco, đã kết luận rằng những người ủng hộ bà Hillary Clinton là “giới thượng lưu” và chấp nhận một “xã hội mở cửa” trong khi dân ủng hộ ông Trump là “nam giới da trắng theo Cơ đốc giáo“, sống trong các thị trấn nhỏ đóng kín của Mỹ và không được giáo dục đầy đủ.
Thông điệp của những người này rất rõ ràng: Đảng Dân chủ đã thua vì phải đối mặt với những kẻ ngu dốt.
Đối với những người theo đảng Dân chủ sống ở vùng nông thôn Mỹ như tôi, các nghiên cứu như thế này không có gì mới. Chúng tôi đã quen với việc được mời tham gia vai Barney Fifes trong các show ca kịch hiện đại. Chúng tôi đóng các nhân vật xấu xa nhằm giải thích cho việc Đảng Dân chủ thua trong tranh cử hoặc đi dọa cho cử tri sợ không dám đi bỏ phiếu.
Nhưng thực tế thì đau lòng hơn thế và ngay cả những người Dân chủ thông minh nhất, dù đủ thông thái để nhận thấy sự sụp đổ trong tư tưởng của đảng cũng quyết quay mặt làm ngơ.
Vậy tại sao đảng Dân chủ thất bại? Hãy nhìn vào kết quả thăm dò sau khi cử tri rời hòm phiếu (exit poll).
Đó chính là vấn đề kinh tế.
Các khu vực bỏ phiếu cho bà Clinton đóng góp 64% giá trị của nền kinh tế Mỹ. Nói cách khác, hầu hết những người có lợi thế tài chính – những người giàu, có đặc quyền – hậu thuẫn Đảng Dân chủ.
Các hạt quận còn lại chỉ đóng góp 36% tổng sản lượng kinh tế Mỹ đã bỏ phiếu cho Trump. Nói đúng hơn, các khu vực này cũng là quê hương của đa số ngành sản xuất của Mỹ, hoặc những gì còn sót lại của nó.
Kể từ năm 2000, nước Mỹ đã mất hơn 5 triệu việc làm trong ngành sản xuất. Tự động hóa công nghiệp là một phần nguyên nhân, với việc robot thay thế con người hiện diện trong các nhà máy. Rõ ràng, các công ty Mỹ thích điều này vì lao động của họ là máy móc và không cần có công đoàn.
Tuy nhiên, những thủ phạm lớn nhất khiến người Mỹ mất việc là những nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Tổng thống Bill Clinton. Gần 20 năm trước, các chính trị gia này đã nỗ lực hết mình để bảo đảm việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đó là một quyết định đã cắt cổ kinh tế đối với nhiều người và cộng đồng dân cư mà sau này đều trở thành những người ủng hộ Trump.
Trong khi đó, Cộng sản Trung Quốc và những khu vực sau này ủng hộ Clinton đã thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ.
Làm thế nào chúng ta có thể ngu ngốc như vậy? Sự đổ lỗi này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các nhà kinh tế. Rất nhiều người đã thuyết phục giới lãnh đạo chính trị của chúng ta tin vào ý tưởng rằng thương mại tự do sẽ ‘nâng mọi con thuyền lên’.
Nhưng hóa ra, có thuyền lên nhưng cũng có thuyền chìm.
Thay vì thừa nhận nguyên nhân ngày càng hiển nhiên này, Đảng Dân chủ bám chặt lấy lý do thất bại là vì nước Mỹ chia rẽ chủng tộc và màu da. Sau tất cả, những người thuộc giai cấp công nhân da trắng đã bỏ phiếu cho Trump với con số chưa từng có. Nhưng một lần nữa, sự thật không phải là ở đây.
Tại các vùng nông thôn, thăm dò exit poll cho thấy cử tri bỏ phiếu cho Trump đã vượt trội hơn Obama, Clinton, và cựu ứng viên đảng Cộng hòa Mitt Romney, kể cả số người Mỹ La tinh cũng như người da trắng. Những người ủng họ Trump bao gồm cử tri gốc Tây Ban Nha ở Texas, New Mexico, Colorado, Nevada và Arizona.
Nhưng sao có thể vậy chứ? Người dân gốc La tinh cũng sợ sự đa dạng ư? Tất nhiên là không. Họ sợ thất nghiệp.
Bất chấp những lý luận về bản sắc chính trị, người gốc La tinh là các cá nhân và họ phải nghĩ cho mình. Giống như những người da trắng sống tại các thị trấn nhỏ Mỹ, những người La tinh nông thôn có trình độ học vấn thấp. Họ không thể kiếm được công ăn việc làm tốt. Và họ thường nghèo khó.
Thật đáng buồn, họ vẫn dậm chân ở lại theo cách đó. Có những thông số thống kê cho thấy một xu hướng rằng khi bạn rơi xuống mức đáy tài chính – đặc biệt lại sống ở những thành phố kinh tế đìu hiu – bạn thường bị mắc kẹt ở đó.
Nhưng đừng bận tâm, bởi đối với các tác giả Dân chủ của nghiên cứu trên, việc dễ dàng hơn nhiều là tẩy trắng tất cả các nạn nhân La tinh và ném họ vào bãi rác bầu cử cùng với những người anh em da trắng thất nghiệp của họ.
Tất nhiên, dùng lá bài chủng tộc không phải là chiến thuật mới. Có một hàng dài những người đảng Cộng hòa và Dân chủ biết làm thế nào để chơi trò chơi nguy hiểm này.
Nhưng với những lãnh đạo đảng Dân chủ của tôi, họ đã đưa trò chơi này lên đỉnh điểm.
Năm 2008, Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng những người ôm giữ hình ảnh nước Mỹ nhỏ hẹp là “cay đắng” và “bám víu vào súng ống hoặc tôn giáo hoặc chống đối những người không giống họ.” Vào thời điểm đó, Hillary Clinton đã mô tả chính xác ông này như một kẻ “phân biệt giai cấp thượng lưu“. Nhưng bất chấp lời lẽ xúc phạm của Obama, rất nhiều trong số những người bị mô tả là “kẻ phân biệt chủng tộc và những người bài ngoại” vẫn bấu víu và mặc kệ mà bỏ phiếu cho ông ta, không phải một mà là hai lần. Hóa ra, những người Mỹ chúng ta ở nông thôn thật biết cách tha thứ.
Thế mà tám năm sau, đảng Dân chủ đã lặp lại trò lố này lần nữa. Bà Clinton đã tăng gấp đôi cấp độ so với sự miệt thị của ông Obama khi buột miệng nói ra từ (mà bây giờ có lẽ vẫn đang ám bà ta – ND): “deplorable – những kẻ xấu xa đáng thương hại“. Cũng chẳng trách khi chính bà và ông chồng – cùng với rất nhiều đảng viên Cộng hòa – đã khiến cho những cử tri này rơi vào tình trạng ‘khốn khổ đáng thương hại’ sau những thỏa thuận thương mại triền miên với Trung Quốc.
Đối với độc giả cánh tả từng nhảy dựng lên với những lúc ông Trump có phát ngôn bị cho là phân biệt chủng tộc hay nỗi sợ bài ngoại của đảng Cộng hòa, hãy để tôi nói rõ ràng rằng: Tôi không bảo vệ ông Trump. Tôi chỉ quan tâm đến việc giải thích tại sao ông ấy là tổng thống của chúng tôi. Và điều đó cũng là để nghiên cứu lý do tại sao đảng Dân chủ của tôi thất bại.
Tất cả đều quy về một vấn đề: Nếu cử tri không thể tìm được công việc làm có nhân phẩm – khi họ đã từ bỏ hy vọng mà ôm lấy điếu thuốc phiện – tại sao họ lại không bỏ phiếu cho một người sẽ thổi tung tất cả?
Trong năm 2016, những đứa trẻ mồ côi của nền kinh tế Mỹ không còn gì để mất. Bỏ phiếu cho Trump biết đâu có thể giúp họ đạt được một điều gì đó.
Và như vậy, hỡi những người bạn tự do (liberal) của tôi, đó chính là giải thích về người Mỹ và thái độ chính trị của họ. Người Mỹ ở Vành đai Công nghiệp Rỉ Sét và các ‘thị trấn nhỏ’ đang tìm kiếm một kẻ phá rối. Còn chúng ta lại trao cho họ một chính trị gia chuyên nghiệp với hứa hẹn về nhiều thỏa thuận thương mại tồi tệ hơn và một loạt các vấn đề niềm tin.
Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi người hàng xóm của tôi đã bầu cho một chính trị gia tay mơ với một tài khoản Twitter ầm ĩ .
Thật dễ hiểu.
Tất cả những điều này làm cho đảng Dân chủ chỉ còn một lựa chọn. Chúng ta có thể nhấn mạnh tiếp vào sự chia rẽ của cái gọi là “chúng ta chống lại họ” hoặc ta có thể tìm thấy cảm hứng và một hướng đi mới, học hỏi từ quá khứ chưa xa lắm của chính cái đảng này.
Các nhà lãnh đạo như Tổng thống Kennedy và Chủ tịch Hạ viện Tom Foley đại diện cho một thời kỳ khi đó đảng Dân chủ đã làm được một điều đặc biệt cho người Mỹ. Chúng ta đã chiến đấu cho số đông Main Street chứ không phải Wall Street. Chúng ta đã phá sản các chính phủ hiếu chiến độc tài chứ không phải gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ.
Và khi đó, chúng ta mở rộng vòng tay với công nhân Mỹ, chứ không phải cho họ cái tát vào mặt.
Vì lợi ích của đất nước này, tôi hy vọng Đảng của chúng ta sẽ trở lại trong tương lai. Nếu Trump thất bại hoặc không đáp ứng được mong muốn của cử tri, nước Mỹ sẽ cần những nhà lãnh đạo chu toàn bước lên.
Chúng ta cần sẵn sàng.
Bryan Dean Wright
Bryan Dean Wright là cựu nhân viên CIA và là thành viên của Đảng Dân chủ. Ông là tác giả của nhiều bài xã luận về các vấn đề chính trị, an ninh và nền kinh tế quốc gia.
Minh Tâm chuyển ngữ
http://trithucvn.net/the-gioi/dang-dan-chu-lo-di-ly-thuc-su-khien-nguoi-chon-donad-trump.html
ID là gì? SS là gì? Sống ở Mỹ…
Anh oi, anh cho em hoi chut xíu nua duoc khong anh ?
Anh giải thích dùm em số ID la gì ? Số S.S là gì ? 2 so nay khác nhau ra sao? Lúc nào cần lấy ID , lúc nào cần lấy S.S ? Và đi lấy số ID ở đâu ? Lấy số S.S ở đau ?
Tại vì em nghe moi nguoi nói 1 kiểu em rối rắm nen khong hieu gì hết, em hỏi anh cho chắc ăn , cám ơn anh.
Vy Truong
ID
ID đọc theo tiếng Anh-Mỹ là Ai đi!
Là chữ viết tắt của Identification: Nhận dạng cá nhân, nhận dạng nhân thân tức là về bản thân của 1 người, tên tuổi thế này, mặt mũi thế này…
Kiểu như Chứng Minh Nhân Dân của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
ID Card là Thẻ nhận dạng cá nhân.
ID Number hoặc ID Card Number là Số thẻ nhận dạng cá nhân.
Trong cuộc sống hay được nói tắt là ID. Chẳng hạn như “Anh chị có mang theo ID không?”
Vì ID là một sự nhận dạng cá nhân nên có nhiều loại thẻ hoặc giấy tờ có kèm theo hình ảnh có thể thể hiện được điều đó.
Ở Mỹ có nhiều loại ID được sử dụng trong đời sống hàng ngày…
Bằng Lái Xe Driver License là ID phổ biến nhất, Hộ Chiếu cũng phổ biến. Rồi Thẻ Xanh, Giấy Phép Làm Việc, Thẻ Quân Nhân…
Có những người không lái xe thì có thể lấy ID không thôi để sử dụng trong đời sống hàng ngày nếu họ không có những loại giấy tờ thay thế khác như Passport hoặc Thẻ Làm Việc… ID này thực sự là ID,tức là tên gọi của nó là Identification Card. Có những người không có nhu cầu lái xe và việc lấy bằng lái khó quá nên họ chỉ cần lấy ID thôi…
Bằng Lái Xe với ID Card thì do cơ quan thuộc về Giao Thông cấp, tên tiếng Mỹ là RMV-Registry of Motor Vehicles Cơ Quan Đăng Ký Xe Cộ.
Hộ Chiếu do Bộ Ngoại Giao Mỹ cấp.
Thẻ Xanh với Thẻ Làm Việc do Sở Di Trú thuộc Bộ An Ninh Nội Địa cấp.
Cứ bấm Google là ra hết. Mấy cơ quan đó ở thành phố nào cũng có. Hộ Chiếu thường mấy Bưu Điện hay đảm nhận cấp giùm Bộ Ngoại Giao còn mấy giấy tờ liên quan tới Sở Di Trú thì hay gửi bưu điện đến mấy địa chỉ được chỉ định theo quy định của Sở Di Trú…
Mẫu đơn các loại mỗi cơ quan mỗi khác, chắc phải có 1 bài viết riêng mới liệt kê ra hết được…
SS
SS hay được đọc phiên phiến là Sâu Sâu.
Là chữ viết tắt của Social Security, An Sinh Xã Hội.
Social Security Number là Số An Sinh Xã Hội.
Số An Sinh Xã Hội được cấp cho những ai mà có tham gia, dính líu, góp phần tới “Bộ Máy Tiền Bạc Hoạt Động Hàng Ngày” của toàn thể đất nước Mỹ.
Nói ra dài dòng lắm…
Ai mà có số An Sinh Xã Hội thì sẽ được nhận diện là 1 cá nhân tham gia vào nguồn tiền và nền kinh tế khổng lồ của nước Mỹ…
Ai hiểu được thì hiểu!?
Có số này thì sẽ được nhận diện thu nhập để đóng thuế hoặc được hoàn lại thuế, số điểm tín dụng cao thấp để vay tiền mua xe cộ nhà cửa, được hưởng những quyền lợi hoặc trợ cấp mà nước Mỹ có thể cho…
Một người hội nhập vào đời sống Mỹ theo visa định cư sẽ được nhân viên di trú ở phi trường hoặc biên giới làm thủ tục nhập cảnh và nước Mỹ sẽ gửi số An Sinh Xã Hội về cho họ theo địa chỉ đã cung cấp cho Sở Di Trú.
Một người vào nước Mỹ theo visa không định cư rồi chuyển diện làm việc hoặc xin Thẻ Xanh định cư sẽ được cấp Giấy Phép Làm Việc hoặc Thẻ Xanh. Sau khi có mấy giấy đó thì lên Cơ Quan An Sinh Xã Hội xin số SS.
Có Thẻ Xanh hoặc Work Permit thì được phép làm việc nhưng đi xin việc mấy công ty này kia phải có SS Number họ mới nhận vô làm vì có SS Number thì họ mới cho tên mình vô hồ sơ kế toán của họ được và thêm tên mình vô hệ thống khai thuế của họ được. Đi mở tài khoản ngân hàng cũng vậy, nếu không có SS thì vẫn mở tài khoản ngân hàng tạm để cất tiền nhưng chỉ là tạm bợ thôi. Nếu có SS thì ngân hàng họ phải mở 1 tài khoản mới có gắn với số SS đó cho mình đặng nước Mỹ có thể theo dõi tiền thu nhập của mình để biết đường đi của dòng tiền có chính đáng hay không có chịu thuế hay không và gắn liền với sự theo dõi điểm tín dụng tốt xấu của mình để hệ thống kinh tế Mỹ dễ nhận diện được mình trong bộ máy tiền khổng lồ của nước Mỹ…
Cơ quan cấp SS Number tên Mỹ là Social Security Administration. Địa phương nào cũng có luôn… Search trên mạng là lòi ra hết!
Mẫu đơn xin là SS-5!
Chào mừng đến nước Mỹ Welcome to the United States A Guide for New Immigrants
Cẩm nang hướng dẫn dành cho người mới nhập cư.
Chào mừng đến nước Mỹ Welcome to the United States A Guide for New Immigrants (M-618_v)
Nhà đi trên đường!
Nghe “nhà đi trên đường” thấy khó hiểu nhưng qua Mỹ rồi dễ thấy cảnh này.
Cả căn nhà to chà bá mà thật sự được chở chạy trên đường bon bon
Nể Mỹ thiệt lun! Read more…
Mỹ mạnh nhờ giáo dục gắn với thực tế và khai sáng.
Một hệ thống giáo dục thực sự dân chủ và khai sáng mới đào tạo ra các thế hệ công dân tốt và hình thành các thế hệ lãnh đạo tài năng tiếp nối.
Hệ thống giáo dục gắn với thực tế và khai sáng là trụ cột thứ ba
Vĩ nhân tiêu biểu và là lãnh tụ đóng góp lớn nhất cho quan điểm này chính là Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 và tác giả Tuyên ngôn Độc lập. Jefferson cho rằng việc có bản hiến pháp tốt là chưa đủ, việc có các nhà người lãnh đạo giỏi, có tầm nhìn… cũng chưa đủ đảm bảo cho một quốc gia bền vững và thịnh vượng. Read more…
Người gốc Việt nuôi gà gia công: chồng gà, vợ nail, tiền vào như nước…
Mật nhiều ruồi ít, thiên đường của công ăn việc làm: North Dakota.
Tình hình kinh tế nước Mỹ mấy năm trở lại đây không mấy sáng sủa, tỉ lệ thất nghiệp cao, giá nhà xuống dốc, giá xăng dầu lên cao khiến giới tiêu thụ thiếu khả năng mua sắm nên càng đẩy kinh tế vào vòng trì trệ luẩn quẩn. Tuy nhiên không phải toàn thể nước Mỹ đều rơi vào tình cảnh bi quan như vậy. Để có một cái nhìn thật lạc quan, Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này mời quí vị đến thăm một bang hiện được coi là nơi “mật nhiều ruồi ít”, Read more…
Thời gian không ngừng trôi!
Nói câu này chắc dễ chọc cho nhiều người chửi. Tất nhiên là thời gian luôn luôn trôi đi rùi. Bây giờ là mấy giờ, xíu nữa là mấy giờ, năm nay 2012 năm ngoái 2011… đâu ai tranh luận cãi cọ làm gì?









Xin học cho con gái.
Mục lục của “ABC về lối sống Mỹ”
Tương lên đây cho đỡ thất lạc đề tài, mới lại nhìn thấy hoài hoài thì sẽ siêng viết hơn?
United states? United countries
Allergy
Always something
Baby, honey!
Baseball
Basement
Behind the scene
Best
Beware of dog
Bingo gamble
Bicycle
Bodyguard
Boling game
Canada
Car
Catalogue
Charity
Clearance
Coach in the sky (Tất bật trên phi đạo)
Colour
Common sense
Condo
Congress (Congress man)
Convinien tien nghi cuoc song
Cop
Crazy and sick series killer
Cross the line
Daylight saving time
Deep and deeper
Don’t double dip- take care your own?
Fall
Farm Market
fast food microwave instant food
Feel comfortable
Flea market
Forget it
Four way stop
Freedom and freedom of individual?
Freeway
Frezer
Fuck you fuck up fuck around
Game over
Garage sale
Get the point
God bless America country I love
Good tax payer
Good Will
Hard working man
Hearing
Heater?
hobbies
Holiday
Homedepot
Homeless
Housing
I don’t know
I got cha
I got it
In out down up upper downner?
Insurance
Interstate
It doesn’t matter
It’s movie
It’s non your business
Just do it
Have no choice (Khong the dung lai khi kinh doanh tren dat My)
Lafayette
Lawyer
License
Live it up? Live at moment?
Loser
Lottery
Make it happen? Happened hotel California
Mark up your mind
Money talk
More much more cheap
Movement
Moving day
Multi choice multi mind
10 .99 ++
911
No non low free reduced
No way
Oh my God!
Old glory
On the high
Parade
Pet
Play game
Play money thuyeen lon song lon enough is not enough
Playground or park?
Please
Power off
Reading learning all life
Recycle
Restroom
Return
Sale, shopping
Same concept different style
Seat belt
Second chance
Sex
Sharing
Shopping online
Showbitz
Sign board
Sow the wind and reap the whirlwind
SSN
Street smart paper smar
Stupid and love
Take it easy
Tất bật trên phi đạo
Tenant
Ticket towed
Time is money
Time will tell
To go
Tool and material
Technical?
Tracking, trail hiking?
Travel
Umbrella
Under the table
Union
View
Vitamin
Xingxing
You are in mine I am in your
You are what you are I am what I am
Your problem
Weather forest, Winter weather giude
When you loose your lips the ship sink
Who care? Who know?
Yanki
Daylight Saving Time.
Cuối cùng giờ cũng được đổi!
Daylight Saving Time đã kết thúc!
Mình là người khoái chí nhất.
Mấy hôm bước ra khỏi nhà trời vẫn tối mù mù mà lại lạnh nữa.
Đang trời Thu nhưng ban đêm nhiệt độ xuống thấp, có ngày 44 độ F là 7-8 độ C bảo sao không lạnh.
Đi đâu cũng gặp dân tình ôm mỗi người một ly cà phê cặm cụi trong bóng mờ thấy “hoàn cảnh” gì đâu.
Mình cứ thấy cú vụ này.
Chả là công việc của ông anh bận rộn quá nên kêu mình phụ cho một thời gian vì mình có khiếu nghề xây dựng.
7g đi làm thì 6g30 đã dậy rùi.
Gặp mình yêu ngủ (hơn yêu vợ) nên sáng nào cũng thấy oải.
Bảo ông anh là trời sáng muộn như vậy thì điều chỉnh giờ lại để ngủ thêm cho đã mà tốt cho sức khỏe.
Tức là 7g30 dậy, 8g xuất phát.
Toàn quốc chưa chỉnh giờ thì mình chỉnh sớm đi.
Công việc của mình thì mình tự chỉnh có sao đâu, sáng đi làm trễ thì chiều về muộn hơn một xíu cũng được…
Nói thế mà vẫn đâu vào đấy.
Người có tuổi quen dậy sớm chứ đâu còn đương trai (?) như mình.
“Mình đổi giờ sớm phần mình không sao nhưng còn liên quan đến lính lác nữa mất công quá”
“Thôi mày ráng hộ anh còn hơn tuần nữa là qua giờ mới rồi”
Vậy là lại cặm cụi đi vào trời sương lạnh lẽo…
Nói không ngoa chứ mình đếm từng ngày.
Chỉ mong sao cái ngày theo giờ chuẩn sẽ tới sớm cho mình nhờ.
Cuối cùng nó cũng tới!
Từ thứ Hai đầu tiên của tháng, ngày 7 tháng 11 mình có quyền ngủ cho bảnh mắt hay nói đúng hơn là khi mặt trời sáng rõ mình mới bước ra đường.
Tức là thời gian đươc chỉnh sớm hơn một tiếng. Vẫn là 7g bước ra khỏi nhà nhưng vì vặn lại đồng hồ nên thay vì mọi ngày phải lò mò trong bóng tối thì mình vẫn ngủ nướng thêm được những 60 phút
Hi hi…
Vì lúc ấy đồng hồ mới chỉ có 6g mà.
Cứ như thế tiếp diễn cho đến ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 3 năm sau.
Cái vụ giờ này giờ nọ là do ông Benjamin Franklin của Mỹ gợi ý trước cho thiên hạ vì ông thấy mùa Hè, hay chính xác hơn là từ giữa tháng Ba đến đầu tháng Mười Một ngày thì dài mà đêm ngắn lại nên ông kêu gọi mọi người bước ra khỏi nhà sớm để đỡ tốn kém năng lượng cho việc sưởi ấm…
Sau đấy thì cả thế giới của những xứ có mùa Đông bắt đầu áp dụng quy ước đổi giờ này và gọi nó là Daylight Saving Time.
Còn đối với mình thì rõ ràng khi trời còn tối cứ vô tư ủm con ghẹ 50 kg mà ngủ chứ tội gì nhao cái thân ra đường cho lạnh lẽo…
Nói về chuyện này cũng đề cập về thuật ngữ Daylight Saving Time.
Việt nam mình hay dịch là “Tiết kiệm ánh sáng ban ngày” hoặc gọi theo Châu Âu là giờ Mùa Đông và giờ mùa Hè.
Nói là vậy theo thói quen thôi chứ mình thấy hai cách gọi đều không chính xác.
Thật ra một ngày có 24 giờ.
Đại để mùa Hè thì ngày dài, đêm ngắn và mùa Đông thì ngược lại.
Và 24 giờ vẫn là 24 giờ chứ không thêm bớt được tí nào. Chẳng qua sử dụng thời gian hợp lý hơn mà thôi.
Còn nói giờ mùa Đông có thể đúng chứ nói giờ mùa Hè e rằng sai bét.
Vì Daylight Saving Time kéo dài từ tháng 3 tới tháng 11 lận, tức là đến 8 tháng trong năm.
Trong khi mùa hè chỉ có 3 tháng thôi.
Cho nên mình muốn gọi nó là “Thời gian tận dụng ánh sáng ban ngày (cho hợp lý)”.
Chữ saving vừa có nghĩa cất giữ, tiết kiệm vừa có nghĩa là thu vào một điều gì đó có lợi nên dịch là “tận dụng” hay hơn nhiều.
Vào thời gian này ban ngày dậy sớm đi làm thì bước ra khỏi nhà tắt máy sưởi.
Buổi tối đồng hồ được chỉnh nhanh hơn một tiếng so với giờ chuẩn, thay vì 22g nhưng nhìn đồng hồ đã là 23g nên đi ngủ sẽ bớt chong điện hơn một tiếng.
Nhưng chỉ là lý thuyết vậy thôi chứ đối với dân Mỹ nói là tiết kiệm cũng không đúng.
Vì mùa Hè tắt máy sưởi sớm mà mùa Đông buổi sáng ngủ nướng để máy sưởi lâu hơn thì cũng tốn năng lượng y chang vậy.
Còn mấy tháng 6,7,8 dân tình cũng chẳng ai ngủ sớm mà thấy chong đèn khuya thật là khuya. Muốn ngủ nhiều cũng không được vì 21g trời còn chưa muốn tối mà sáng ra mới khoảng 4g đã thấy mặt trời ló dạng rồi.
Cho nên nói mọi người sử dụng thời gian hợp lý là vì vậy.
Mùa Đông làm ít ngủ nhiều bù lại cho mùa Hè chơi nhiều ngủ ít.
Ngày Đông ngắn chẳng tày gang nên 16g trời đã tối hù. Ai có muốn làm lâu cũng chẳng thấy đường mà làm. Thêm tuyết rơi lạnh lẽo nữa nên càng về nhà sớm.
Còn trời Hè ngày dài thì vui chơi nhảy múa đến kiệt sức cũng cảm thấy không hết thời gian.
21g trời vẫn còn sáng thì tập luyện, chạy nhảy chán rồi ăn tối xong đã thấy 23g rồi.
Giải trí hoặc xem tivi gì thêm có khi 1g sáng mới ngủ.
Mùa Hè đâu đâu cũng thấy chủ nhà và bạn bè đem bia ra vườn hoặc ban công ngồi uống dường như suốt cả đêm luôn.
Sáng ra 5g muốn ngủ nướng cũng đành chịu vì ánh nắng chui vào nhà chói chang hết cả mắt, thiên hạ đã lao xao khắp phố phường làm mình phải dậy theo.
Còn so với giờ Việt Nam mình thì mùa Đông dễ nhớ hơn.
Việt Nam 8 giờ sáng thì Mỹ là 8 giờ tối nhưng của ngày hôm trước. Vì Việt Nam thấy mặt trời sớm hơn Mỹ đúng 12 tiếng. Mình ở Boston- bang Massachusset trong múi giờ miền Đông nên dễ nhớ hơn mấy tiểu bang phía Tây. Mấy tiểu bang đó còn chậm giờ hơn bên bờ Đông.
Vào mùa Hè thì khác. Sài Gòn 8g sáng thì bên này 9g đêm. Lúc đó giờ Việt Nam nhanh hơn giờ Mỹ 11 tiếng.
Thôi không dông dài nữa!
Bây giờ cứ tận hưởng thú vui buổi sáng nằm ườn ra thêm một tiếng vì Daylight Saving Time đã chính thức kết thúc rồi.
Cứ túc tắc đến khi ánh sáng tràn ngập phe ta mới ra đường cho phấn chấn.
Mùa hè, mời bạn về quê thăm nông trại
Mùa hè là thời gian để các địa điểm du lịch đón tiếp một số lượng đông đảo khách vãng lai. Tại Hoa Kỳ, ngoài những nơi nổi tiếng đã có từ lâu, mấy năm trở lại đây, một số các chủ nông trại nhỏ hoặc cỡ trung đã bắt đầu mở cửa đón tiếp khách du lịch hầu kiếm thêm lợi tức bù đắp cho những chi phí trong nông trại vào thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Lan Phương trong Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này mời quí vị theo dõi bài viết sau đây dựa trên những chi tiết trích thuật từ báo chí Hoa Kỳ .

Các nhà tiểu nông hoặc các chủ trại cỡ trung tại Hoa Kỳ phải đương đầu với nhiều khó khăn như sự cạnh tranh của những tổ hợp nông nghiệp lớn, chi phí lên cao vì vật giá leo thang trong khi giá nông phẩm lại thấp. Họ khó có thể giật gấu vá vai duy trì được nông trại nếu không tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng những việc làm ở ngoài nông trại.
Tờ The New York Times số ra ngày 10 tháng Sáu cho biết càng ngày càng có nhiều nông trại trồng tỉa hay chăn nuôi thu được thêm lợi tức nhờ mở các dịch vụ du lịch, tiếng Anh gọi là agritourism. Một số chủ nhân đã mở dịch vụ gọi là bed-and-breakfasts, hay farm stays, đón những khách du lịch muốn được tận mắt chứng kiến đời sống ở ruộng vườn. Khách trả tiền để được ngủ đêm trong một căn phòng trong nông trại và ăn bữa sáng, sau đó đi xem các sinh hoạt, chẳng hạn như xem vắt sữa bò, xem cách nhà nông làm phô ma và xem cách chăm sóc mục súc hay đi ngoạn cảnh trên những cánh đồng trồng cây ăn trái, trồng hoa hoặc các loại rau cỏ và xem nhà nông trồng cấy hay chăm bón đồng ruộng của họ ra sao. Nhiều nông trại lại thiết kế những “mê lộ” trên các ruộng bắp hay ruộng lúa mì của họ để khách đến chơi giải trí, thường thì với toàn thể gia đình.
Tờ báo thuật lại trường hợp của hai ông bà chủ trại Jim Maguire và Christine Maguire tại Santa Margarita, bang California. Sáng sớm thức dậy, ông Jim Maguire cho heo ăn, vắt sữa bò và sữa dê, xong xuôi ông chuẩn bị đến sở. Ông làm việc với chính phủ ở quận hạt gần đấy. Trong khi đó vợ ông ở nhà lo sản xuất phô ma và chăm nom đàn mục súc. Nhưng từ khi mở dịch vụ bed-and-breakfast, với 2 phòng ngủ dành cho khách, bà phải đảm đương thêm việc quét dọn phòng, thay chăn mền và lo bữa sáng cho khách nữa. Khoản thu nhập mà dịch vụ này đem về giúp cho ông bà trang trải tiền thức ăn cho gia súc, một trong những khoản nặng nhất của chi phí nông trại.
Theo thống kê công bố 5 năm một lần của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, vào năm 2007, có chừng 23.000 nông trại tại Mỹ cung ứng dịch vụ du lịch agritourism. Cũng theo thống kê này trung bình mỗi nông trại thu về được chừng 24.300 đô la mỗi năm.
California, tiểu bang nông nghiệp lớn nhất nước, là một trong những nơi dẫn đầu về ngành du lịch nông trại với khoảng 700 nông trại đón khách du lịch. Thu nhập do dịch vụ này mang lại cho mỗi nông trại trung bình là 50 ngàn đô la một năm.
Florida, một tiểu bang thu hút đông đảo du khách, cũng có nền kinh tế dựa rất nhiều vào nông nghiệp. Theo tài liệu của Viện Khoa Học Nghiên Cứu Nông Nghiệp và Thực Phẩm thuộc đại học Florida, với những vườn cây trồng các loại cam chanh bưởi, các ruộng mía, những sản phẩm nông nghiệp, Florida cũng có tiềm năng lớn phối hợp nông nghiệp với du lịch.
Toàn thể 50 tiểu bang của Hoa Kỳ đều ít nhiều có những nơi du lịch như thế.
Tại Miami, bang Florida, 2 người Việt chủ vườn cây trồng những loại trái cây nhiệt đới như na, xoài, ổi, nhãn, vải cũng mở cửa đón khách tham quan vào mùa hè và có sạp hàng để bán sản phẩm cho khách. Chúng tôi đã có bài phỏng vấn hai chủ vườn cây này cũng trong mục Câu Chuyện Nước Mỹcách nay hơn 1 năm.
Ngoài số thu nhập thêm cho các nông gia, ngành du lịch nông nghiệp còn đem lại những lợi ích khác cho nông gia và cộng đồng nữa. Du lịch nông nghiệp là cơ hội quí báu để giảng giải cho công chúng biết về nông nghiệp, về cách trồng trọt chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ. Những trường học địa phương thường tổ chức những chuyến thăm các nông trại cho các em học sinh được nhìn tận mắt và nghe giảng về các hoạt động của một nông trại, để hiểu rõ nguồn gốc thức ăn mà các em vẫn được ăn hàng ngày và công việc nặng nhọc của nông gia. Nông gia cũng có thể bán thẳng các sản phẩm của họ cho khách và quảng cáo cho thị trường địa phương.
Tuy nhiên ngành dịch vụ du lịch nông nghiệp cũng có những cái khó của nó. Các chủ trại thường than vãn về chi phí bảo hiểm mà họ phải trả khi mở dịch vụ này. Và khoản tiền bảo hiểm ngày càng tăng nếu khách đến nông trại của họ càng nhiều. Tại California, chi phí bảo hiểm có khi chiếm đến 10% thu nhập. Vài tiểu bang đã ban hành những luật lệ để giúp cho nông gia đỡ khổ vì chi phí bảo hiểm. Tại Indiana, một đạo luật mới sắp được ban hành để giảm bớt trách nhiệm cho chủ trại nếu như khách bị thương khi thăm viếng nông trại, và hy vọng nhờ vậy mà chi phí bảo hiểm sẽ bớt đi.
Ngoài ra, điều hành một nông trại với không biết bao nhiêu công việc nặng nhọc lại còn kèm thêm dịch vụ ăn ở và tiếp đãi khách du lịch, người chủ trại phải có tài giao tế, niềm nở với khách hàng trong mọi tình huống, bằng không thì chớ nên bước chân vào ngành dịch vụ này.
Tờ The New York Times cũng dẫn chứng trường hợp của bà Kim A.Rogers, chủ nông trại và vườn cây ăn trái, cùng với chồng mở dịch vụ bed-and-breakfast từ 7 năm nay. Công cuộc kinh doanh của hai ông bà rất khấm khá. Tuy nhiên công việc đồng áng làm họ mệt đừ trong lúc dịch vụ du lịch nông trại của họ ngày càng phát đạt. Vì thế, vào một ngày đẹp trời năm ngoái, hai ông bà cho đốn hết 700 gốc cây ăn quả, trở thành chủ nhà trọ toàn thời gian, với mấy căn nhà nhỏ cho thuê từ 150 đến 285 đô la mỗi ngày. Họ vẫn giữ lại mấy con cừu, đàn gà và một vườn rau lớn, đủ để duy trì không khí của một nông trại cho khách thưởng lãm mà thôi.
Mùa hè năm nay, du khách nào muốn thăm vườn cây ăn trái của người Việt tại Miami, bang Florida xin mời vào đường dẫn Thăm vườn cây ăn trái nhiệt đới của người Việt ở Mỹ. Và nếu ai muốn tìm nơi du lịch tại các nông trại tại Hoa Kỳ xin mời vào web site sau đây: Farm Stay U.S.
Theo đài VOA- thanhhồng xin phép phổ biến hộ!
http://www.voanews.com/vietnamese/news/letters/us-farms-tourism-06-20-11-124213179.html
Ở Mỹ, muốn giàu ư? Về nhà quê mua đất làm ruộng.
Giữa lúc kinh tế Mỹ chưa hoàn toàn hồi phục, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức trên 9%, mới đây một bài báo trên tờ Time cho biết một nhà đầu tư có tiếng tại Wall Street và tác giả nhiều cuốn sách về đầu tư, ông Jim Rogers, khuyên rằng nếu muốn giàu, hãy về quê mua đất làm ruộng. Điều này cho thấy có dấu hiệu tích cực trong lãnh vực nông nghiệp tại Hoa Kỳ, một lãnh vực kinh tế trong nhiều thập niên bị bỏ xa so với các lãnh vực dịch vụ, tài chính, công nghệ cao và sản xuất công nghiệp. Câu chuyện nước Mỹ tuần này sẽ đề cập đến tình trạng ăn nên làm ra của giới nông gia Mỹ qua bài nói chuyện với tiến sỹ John M.Riley, khoa kinh tế nông nghiệp thuộc đại học Mississippi.

Dân số toàn thế giới gia tăng, khí hậu biến đổi, số người tiến vào giai cấp trung lưu ở những nước Á châu như Trung Quốc, Ấn Độ ngày càng tăng (nên càng tiêu thụ lương thực nhiều hơn), xăng dầu lên giá, và việc sản xuất nhiên liệu sinh học, nguyên liệu lấy từ bắp, là một số những yếu tố đẩy giá lương thực lên cao.
Tại Hoa Kỳ, giá thực phẩm tại các siêu thị và các nhà hàng ăn hồi gần đây đã tăng thấy rõ.
Theo bài báo trên tờ tuần báo Time số ra ngày 11 tháng Bảy năm nay, lợi tức sau khi trừ thuế và chi phí của nông gia theo dự kiến sẽ tăng 20% trong năm nay, chưa kể năm ngoái là 27%. Đây là chiều hướng đảo ngược trong nền kinh tế Mỹ. Trong một thời gian rất dài, lãnh vực nông nghiệp đã bị bỏ xa so với những lãnh vực khác trong nền kinh tế. Nhưng nay tình thế nay đã đổi khác. Các tiểu bang nặng về nông nghiệp như Nebraska, tỉ lệ thất nghiệp chỉ là 4% và Iowa, trên 6%, so với tỉ lệ trung bình cả nước trên 9%.
Tiến sỹ John Michael Riley thuộc khoa kinh tế nông nghiệp, đại học bang Mississippi, cho biết giá lương thực tăng là nguyên nhân giúp cho lợi tức của nông gia tăng.
Ông nói: “Chúng ta đã thấy giá nông phẩm tăng, từ ngũ cốc, gia súc và tất cả các mặt hàng nông phẩm khác, vì vậy chúng ta thấy lợi tức của nông gia cũng tăng lên, nhưng đồng thời chi phí của nghề nông cũng tăng, nhưng thu nhập sau khi trừ thuế của nông gia vẫn tăng 20% trong khoảng thời gian từ 1 năm cho đến 18 tháng qua.”
Chỉ nội trong tháng Tư năm nay, nông sản Mỹ xuất khẩu đem về cho quốc gia 11 tỉ 800 triệu đô la, chưa kể lợi nhuận bán nông sản tại quốc nội. Những nước mua nhiều nông phẩm của Hoa Kỳ là Canada, Mexico, và chắc chắn là Trung Quốc. Theo báo Time, giới nông gia có nhiều tiền hơn, họ mua sắm nhiều hơn, và kinh tế ở những thị trấn vùng quê nơi họ sống cũng khá hơn. Người ta thấy ở những thị trấn vùng quê như Grand Island, bang Nebraska, với dân số chưa đầy 49 ngàn người, nhà cửa bán chạy hơn cho dù tình hình kinh tế trên toàn quốc, nhất là ngành địa ốc, lại xuống dốc, và đại lý cho hãng xe Ford tại đây cho biết họ đã bắt đầu bán được loại xe hạng sang. Giá đất canh tác cũng tăng nhiều. Trong vòng 6 năm qua giá nông trại trung bình đã tăng gấp đôi, và trong năm ngoái, giá chứng khoán đầu tư vào đất canh tác đã tăng vọt trên thị trường Wall Street. Nhưng theo giáo sư Riley, nông gia khi thu được lợi nhuận, chủ yếu là họ tái đầu tư vào công việc làm ăn của họ. Ông cho biết:
“Tôi cho rằng khi lợi tức ròng của họ tăng, họ sẽ tái đầu tư vào các thực thể nông nghiệp khác. Tất cả những nông gia mà tôi đã gặp không lái những xe hơi hạng sang mà cũng không xây những căn nhà quá đồ sộ. Nhưng tôi cũng không thể nói là họ không hưởng đôi chút cho bản thân họ. Tuy nhiên tôi dứt khóat tin rằng lợi nhuận họ thu về sẽ được tái đầu tư vào nông trại của họ, và làm như thế nó cũng sẽ giúp ích cho kinh tế nữa.”
Quả vậy, 5 ngân hàng trong thị trấn ăn nên làm ra với nhiều tiền cho vay thay vì đi xuống hay vỡ nợ như nhiều nơi khác trong nước.
Chi nhánh của công ty Case IH, chuyên sản xuất nông cụ, như loại combine harvester (máy đa dụng vừa gặt, đập, sàng thóc lúa),v..v.. tại Grand Island đã hoạt động đến khả năng tối đa. Trong 9 tháng qua, nhà máy đã thuê mướn thêm 130 công nhân. Công ty Global Industries, sản xuất các trang thiết bị cho nông trại, kho lẫm chứa thóc lúa v..v.. cho biết số bán đã tăng 130% kể từ năm 2003 đến nay. Và như giá trên thị trường hiện nay, một máy cày mới, thứ lớn, giá khoảng 220 ngàn đô la. Một hệ thống chứa lúa khoảng 60 ngàn đô la. Một máy phun thuốc trừ sâu rầy khoảng 30 ngàn đô la.
Với lợi tức trong lãnh vực nông nghiệp lên cao như vậy hồi gần đây, những ai muốn tiến vào ngành canh tác để làm giàu cũng cần xét đến những trở ngại trước khi muốn thử thời vận. Giáo sư Riley giải thích về những khó khăn của nghề nông:
“Quí vị có thể sản xuất một chiếc xe hơi trong nhà máy, thời tiết hầu như chẳng có mấy ảnh hưởng đến công việc. Trong khi nhà nông phải thường xuyên đối mặt với mưa bão, hạn hán, tuyết rơi, lụt lội. Những yếu tố bất định này khiến cho nghề nông lúc nào cũng gặp thử thách. Thử thách còn lớn hơn nữa khi ngày nay (tại Hoa Kỳ), rất khó mà tiến vào ngành canh tác nếu như quí vị không có sẵn cơ sở. Bởi vì giá đất cao, giá nông cụ và trang bị đều cao. Nếu tay trắng chẳng có gì mà muốn vào nghề nông thì trở ngại rất lớn, vì phải cần diện tích đất thật rộng, và rất nhiều nông cụ, trang thiết bị mới sản xuất được các nông phẩm dùng làm thương phẩm trên thị trường. Một chuyện khác mà các nông gia phải đương đầu là các luật lệ.”
Nhờ những tiến bộ khoa học, giới nông gia Mỹ nắm được những kiến thức và phương tiện để gia tăng sản xuất đáng kể so với khoảng 20 năm về trước. Lấy ví dụ, những hạt giống được biến đổi gien khiến cây không cần nhiều thuốc trừ sâu và không phải tưới nhiều như trước; với sự hỗ trợ của hệ thống định vị GPS, phương cách trồng trọt được máy điện toán theo dõi, một số nhà nông có thể chen 2 luống khoai, ngô vào một diện tích mà trước đây chỉ có thể trồng 1 luống mà thôi. Tính trung bình, năm 1980, một acre đất (khoảng 4000 mét vuông) thu hoạch được chừng 91 thùng (bushel) bắp, hiện nay sản lượng lên tới 152 thùng. Sản lượng tăng, giá các mặt hàng nông sản tăng, đó là lý do tại sao thu nhập của nông gia khá hơn nhiều và giá đất canh tác cũng tăng cao.
Và như ta thấy, trong 2 năm trở lại đây, giới nông gia Mỹ làm ăn khấm khá, nhà đầu tư nổi tiếng trên thị trường chứng khoán Wall Street đã đưa lời khuyên là nếu muốn làm giàu hãy về làm ruộng. Nhưng nếu muốn trở thành nông gia thành công ở Hoa Kỳ, ngoài điều kiện phải có vốn liếng như đất đai nông cụ, và trang thiết bị, muốn thành công, người ta phải có những kiến thức như thế nào? Giáo sư John Michael Riley, đại học Mississippi khuyến nghị:
“Phần lớn những kiến thức trong nông nghiệp là nghề dậy nghề, nhưng càng ngày tôi càng thấy có nhiều nông gia theo học đại học đến nơi đến chốn, rồi mới trở về nông trại của họ, áp dụng những kiến thức đã học hỏi được ở nhà trường. Giới nông gia trẻ bây giờ quen thuộc với việc sử dụng máy điện toán, những khai phá mới khác trong công nghệ, những điều tuy không phải là bắt buộc phải có mới trở thành nông gia được, nhưng những kiến thức và công nghệ mới đã giúp cho giới nông gia trẻ hiện nay một lợi thế hơn hẳn những người không được chính thức học hỏi ở nhà trường.”
Để kết thúc Câu Chuyện Nước Mỹ hôm nay, chúng tôi xin trích thuật lại lời của nhà đầu tư kiêm tác giả nhiều cuốn sách về đầu tư, ông Jim Rogers, cho rằng luật cung cầu là bàn tay vô hình quyết định mọi chuyện, và hiện nay thì “Thế giới đang thiếu hụt lương thực trầm trọng, phương sách duy nhất để giải quyết là lôi kéo thêm nhiều người trở lại với nghề nông.
thanhhồng xin phổ biến hộ
Bài viết của Lan Phương- VOA
http://www.voanews.com/vietnamese/news/letters/more-money-for-the-us-farmers-07-19-11-125830218.html
0%, No, Non, Low, Free…
Hồi mới qua Mỹ thèm sữa tươi quá miềng ra tiệm tạp hóa gần nhà khiêng về một bình lớn nguyên gallon (4 lít). Thứ nhất là uống cho đã, thứ hai là xứ Mỹ mua càng nhiều càng rẻ, tính ra một gallon mà có 4 đô trong khi nếu mua lẻ một bình nhỏ nửa lít cũng đã hơn 1 đô rồi. VN mới qua vẫn quen hay làm toán khi mua đồ, mua kiểu nào lợi hơn?
Vậy nhưng uống vào mồm mới thấy sữa cứ nhạt nhạt không đã chút nào, chẳng giống sữa tươi (chính hiệu?) như ở Việt Nam. Trong Sài gòn có bán loại Lothamilk của công ty Sữa Long Thành uống mê luôn. Bụng bảo dạ chẳng lẽ sữa tươi của Mẽo lại không bằng sữa Việt. Nhìn kỹ lại bao bì mới thấy có ghi là No Fat, tức là loại sữa đã được tách chất béo ra. Thảo nào uống vào thấy lạ miệng là đúng rồi.
Miềng tạng người gầy, cứ muốn béo béo thêm tý nữa cho bô trai nên uống sữa phải uống loại chưa tách kem và ngọt mới thấy hợp khẩu vị. Báo hại mua nguyên 4 lít nên phải kố uống cho hết.
Lần sau đi mua chủ ý lấy loại có Fat mới thấy ghi các loại tùm lum.
O%, No, Non, Free, Low, Reduced Fat!
Tức là Không béo, Ít béo và Giảm béo!
Chết cười cho dân Mẽo, có sữa thôi mà bày ra lắm thế?
Vậy nhưng dẫu có mua được loại sữa béo thì cũng chỉ có sữa lạt chứ tuyệt nhiên không thấy loại có đường. Đành chịu uống vậy chứ không dám pha đường vào vì mỗi lần pha uống xong đều thấy wợn bụng rất khó chịu. Trong khi hồi ở Việt Nam uống sữa có đường mà nhà sản xuất pha sẵn lại không sao. Thế mới lạ!
Bao bì cũng phân biệt rõ.
Bình nắp đỏ (màu báo động) là chưa tách béo, uống đã nhất!
Nắp xanh blue (màu hòa bình?) là hoàn toàn không béo, dở ẹc!
Xanh lá cây là ít béo, cũng dở
Ít béo cũng có công ty dùng nắp tím?
Sau này mua thêm các loại thực phẩm khác mới thấy họ sợ chất béo như sợ cọp. Vì bọn này dư chất nên mập nhiều và sợ bệnh tim mạch. Sữa béo như loại miềng uống chẳng mấy ai mua nên siêu thị cũng ít nhập. Nhiều lúc muốn mua đúng loại này phải đi mấy cửa hàng mới có. Trong khi loại O% và No Fat thì đầy ra.
Hàng Phô mai cũng y như vậy. Loại này có hãng ghi trên bao bì là Light hoặc Original. Phô mai bò cười bên VN hình như đâu thấy loại Light nhưng bên này lại bán rất nhiều. Miềng thì lúc nào cũng lấy loại Original chứ ăn loại Light kia thấy không thơm. Vì vậy nên khi mua mấy món này phải chú ý nhìn cho kỹ nếu không lại mất công đi đổi. Chắc ăn là cứ xem bảng Nutrition facts(số liệu dinh dưỡng) kèm trên sản phẩm.
Kem cũng tương tự như phô mai, cũng Light với Original phân biệt rõ ràng.
Vì cũng là chế phẩm từ sữa nên bánh kem cũng chung số phận, ăn thì thấy ngon vì ngọt thanh chứ không ngọt lự như bánh bên Việt Nam nhưng lại ít dậy mùi béo của kem sữa.
Vậy mà dâm Mỹ vẫn còn sợ. Mua bánh sinh nhật thổi nến cho vui rồi quẹt quẹt mấy miếng xong bỏ thùng rác chứ ít bỏ tủ lạnh như bên VN.
Mua các chế phẩm khác có đường cũng không khác gì. Đụng đâu cũng toàn là No với Non Sugar. Có đường thì nắp đỏ, không đường nắp vàng. Miềng dân chạy nhảy với ván trượt suốt ngày nên thèm ngọt. Có hôm tìm Yogourt có đường mà mãi không thấy nên đành phải lấy loại No Sugar này về ăn tạm. Trời ơi nó chua không chịu nổi. Mỗi lần ăn cứ phải bỏ thêm mấy muỗng đường vào mới nuốt được mà mất công quá chừng.
Loại Plain Yogourt là Yogourt nguyên chất không vị . Tức là không có trái cây như dâu, cam, chuối… gì đi kèm vào nên loại này cũng chua tợn.
Low với Reduced Sugar thì chỉ có khoảng 7gr. Chừng đó đường trong một thố 2 pound (0,9 kg) sữa chua thì quả thật quá ít, nên vẫn chua dài dài. Còn loại có hàm lượng đường mà người Mỹ cho là bình thường cũng chỉ khoàng trên dưới 30 gr, vẫn không đủ ngọt. Mà khổ một nỗi nếu mua loại có béo thì lại ít đường, còn nếu có đường thì lại thiếu béo chứ hai loại này không bao giờ đi chung.
Rõ chán!
Các loại nước giải khát cũng ít chứ không nhiều đường đa phần hơi chua. Như nước gas còn thêm loại diet (kiêng) nữa.
Ngoài mấy thứ này phải kể thêm Cholesteron cũng là kẻ thù của dân Mẽo. Trứng gà toàn ăn lòng đỏ chứ không ăn lòng trắng. Tôm hùm cũng chỉ ăn thân chứ không gặm đầu. Gạch cua cũng thế…
Những cũng lưu ý là dân Mẽo ăn kỹ, ăn kiêng chứ không phải ăn ít. Bằng chứng là vào nhà hàng mà nhìn khẩu phần của họ thật khiếp vía luôn, nhất là mấy món thịt. Bò beafsteak ăn một lần nguyên cả tảng lớn cỡ nửa kg trở lên. Các món gà cũng vậy ăn nhìn thấy sợ. Đố ăn buffet một lần phe ta lấy cứ gọi là ự hự một dĩa lớn, vậy mà ăn sạch sành sanh luôn. Ăn xong đi lấy thêm món khác nữa. Dễ nể lắm!
Đại thể O%, No, Non, Low, Free… là như vậy.
Moving Day.
Mấy hôm thấy dân Mỹ chuyển nhà ì xèo, cầm máy hình đi nghiêng nghiêng ngó ngó nhân tiện coi có gì hay hay lụm cho zui…
Vậy rồi cũng vẫn tội làm biếng nên bao nhiêu ngày rùi vẫn chẳng chịu viết lại được mấy dòng
Lâu nay nghĩ thấy zì lạ lạ của xứ Mỹ này thì ghi xuống cho đỡ quên mà cũng giúp mình hiểu rõ đời sống của họ tí…
Ngày qua tháng lại
Có thuốc zì chữa bệnh lười không nhỉ?
Hôm thấy quần chúng chuyển nhà là August 31th
Hỏi ra mới hay ngày này hàng năm là Đại hội chuyển nhà
Nhưng mà đây chỉ nói đến trường hợp thuê mướn nhà
Còn nhà của chính chủ thì họ cũng túc tắc mua mua bán bán, chuyển nhà quanh năm, nhất là dọn đi xuyên bang.
Thuê mướn nhà thì cũng đủ loại. Villa có, nhà nhỏ có, chung cư có, biệt lập có, mặt phố có…
Chính xác ngày 31 tháng 8 là kết thúc hợp đồng của dân moving out, dọn ra
Còn 1 tháng 9 là moving in, chuyển vào
Người dọn ra sẽ hoàn tất trước 12 giờ đêm 31
Chuyển vào từ sau 0 giờ ngày 1
Nếu có thỏa thuận trước thì thời gian dọn ra có thể kéo dài đến 12g trưa ngày 1
Bên Mỹ cho thuê nhà hợp đồng mỗi năm mỗi ký chứ không cho kỳ hạn dài như VN mình. Ai muốn thuê lâu hơn thì sau 1 năm tái ký. Hợp đồng mới băt đầu từ tháng 9 hàng năm.
Đồ đạc tập kết ngay trên đám cỏ trước nhà hoặc ngay trước hành lang, nói chung là cứ đâu thấy tiện thì đặt xuống
Ngày giao thời của tháng 8 và tháng 9 được chọn là vì lúc này trời đã vào Thu mát mẻ, bưng bê có ra mồ hôi tí cũng đỡ vất với lại không nắng chang chang thì khỏi mũ nón thật tiện
Thêm nữa ngày này là khoảng thời gian năm học mới bắt đầu, sinh viên lục tục nhập trường nên đồng thanh kiếm chỗ trọ
Các trường đều có ký túc xá nhưng sinh viên vẫn thuê ở ngoài nhiều, chắc share phòng bên ngoài tự do hơn?
Quan tâm đến vụ moving day này mới phát hiện ra là dân Mỹ rất thích chuyển nhà, nhất là mấy tên trẻ trẻ
Bọn này làm mình “ngạc nhiên chưa” hết biết luôn
Có nhiều hội đang ở nhà X yên lành vậy nhưng đến mùa dọn nhà bọn nó cũng chuyển. Mà đâu phải chuyển cho xa. Từ chỗ X cũ đến chỗ Y mới cách nhau có khoảng 300- 400m à, có chỗ còn cách nhau chưa tới 100m
Hi hi…
Đúng là không ngạc nhiên không được
Gặp người Việt mình cứ ở tiếp vậy cho khỏe, ba lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà mà!
Mình có hỏi chuyện một Madame đang đứng bên đống đồ lủng củng là sao dọn đi gần thế mà cũng mất công
Madame trả lời là do con gái thích vậy. Chỗ mới kia gần bên bạn gái nó, xúm chùm lại ở cho vui, gọi nhau chạy thể dục cũng tiện
Rồi sao mọi người không rải ngày ra cho đỡ chộn rộn kẹt xe kẹt đường
“Vậy bọn nó mới thấy vui, bọn nó thích vậy mà, crazy lắm!”
Lân la thêm mấy đám nữa mới biết có 1000 lẻ 1 lý do để moving
Kẻ thì chê nhà cũ có chuột!!
Người lại mách gần bến tàu điện ồn…
Rồi qua chỗ mới rộng hơn
Rồi chỗ đậu xe không thoải mái
Chỗ mới gần công viên hơn…
Cả thành phố và khắp nơi nơi rùng rùng chuyển động
Xe tải lớn xe tải nhỏ đậu lung tung đầy đường
Vào ngày này Police ưu tiên cho công dân đậu xe kiểu gì cũng không bị phạt miễn sao đừng gây kẹt đường chướng mắt quá
Buồn cười nhất là ngồi ngắm thiên hạ ríu rít qua lại, cứ kẻ bưng xuôi cuối phố người bê ngược lại đầu đường…
Mà cũng sách vở, đồ đạc thấy giống giống nhau nên có cảm giác tên này bưng đi nhầm nên tên kia vác ngược trở lại vậy
Có mấy nàng thì chỉ đơn giản là ưa dọn cho vui, kiểu như cho có trải nghiệm về dọn nhà?
Mà đúng là ham vui thật luôn
Con gái mà thuê mấy xe tải nhỏ nhỏ tự lái, rồi tự khiêng tự vác ra xe chạy vi vu khắp phố phường giỏi không chịu được
Nhìn đám tiểu thư khiêng vác như đàn ông thấy không khen không được
Mỹ là vậy!
Khi cần nam nữ gì cũng xốc vác hết biết.
Đồ đạc nặng nặng còn chiếu cố bưng bê nếu dọn đi gần gần
Nếu xa xa một tí là đem vứt thẳng cánh cò bay, vì công chuyên chở tính ra đắt hơn mua mới.
Nói là quăng đi nhưng thấy rất tử tế, đem ra bỏ vỉa hè ai muốn lấy dùng xin cứ việc. Chu đáo hơn thì viết thêm mấy chữ rồi dán kèm mảnh giấy lên món đồ như tivi, lò vi sóng chẳng hạn
“ Still work fine”- Vẫn còn hoạt động tốt.
“Free! Please take away”- Miễn phí! Cứ tự tiện lấy đi.
Mấy cái bếp nấu mà nặng quá thì treo bảng phía ngoài mời thiên hạ vào trong nhà khiêng ra nữa
Kiểu như “2 Free Microfiber COUCHES inside => ”
Chữ “Couch!” tức là để nhấn mạnh 2 cái bếp đó đang tọa phía trong? Bếp của Mỹ toàn loại size lớn to như cái máy giặt, mặt trên có 4 bếp nấu xài gas phía dưới có lò xài điện đi kèm nướng đồ rất ngon.
Nhưng nặng bà kố lun!
Ghi là free chứ thực ra là nhờ thiên hạ bê đi giùm cho khuất mắt?
Còn những món đang dùng, nếu sợ bị thiên hạ tưởng nhầm đã vứt mà lấy đi thì đính lên mấy dòng “Don’t take please!” sẽ chẳng ai đụng đến
Nhắc đến vụ chữ nghĩa này mới thấy chủ cho thuê rất chu đáo, trước cửa ra vào tòa nhà nào cũng luôn thấy có dán giấy nhắc nhở người thuê
Dọn ra thì lấy hết thư đi
Gỡ tên dán trên hộp thư cũ
Đừng để quên zì hết…
Chuyển vào thì thay tên mới trên hộp thư
Nhắc chủ nhà những gì hư hỏng (nếu có) trong nhà
Nhớ khóa cửa khi đi ra khỏi nhà…
Mình loanh quanh mấy chỗ thấy dân Mỹ vứt đồ mới hiểu chữ “Xài như Mỹ”
Tivi, đầu máy, loa, lò vi sóng, lò nướng, sofa, bàn ghế, nệm, máy in, quạt… Đại thể mấy món nặng là tiễn khách hết
Rồi sách vở, quần áo, nồi niêu, ly tách, đèn trang trí, bình hoa đủ thứ trên đời…
Mà đồ của Mỹ thì bền vô địch, mấy cái tivi xài qua thì biết, quăng đi là do muốn đổi model mới chứ nếu để dùng thật không biết bao giờ cho hư
Có thấy mới tin!
Nhìn món này món nọ quăng đầy đường cứ xuýt xoa hoài nhất là mấy đồ điện tử
Bụng bảo dạ nếu có công lấy xe tải đi gom một đống rồi xuất qua mấy nước chưa giàu bán chắc có lời nhiều?
Nhưng mà cước tàu biển không biết đắt rẻ thế nào nhẩy?
Còn không ai mà mới qua Mỹ định cư, chân ướt chân ráo không nề hà xài đồ cũ cứ nhằm ngày này khiêng đồ về dùng thật không thiếu thứ gì cho nguyên một căn hộ?
Thấy dân Mỹ đi nhặt đồ cũng nhiều nhưng không dám chụp
He he… sợ họ cáu lên cho mình ăn đấm nữa?!
Nghiêng ngó một lúc mình cũng khiêng về được cả đống sách với một quả địa cầu và một máy scan
Còn nhiều món thấy thích nhưng không có nhu cầu nên lấy về chỉ tổ chật nhà
Đáng nói là có quả ván trượt!
Thấy nằm bên thùng rác nhưng nhìn ván còn mới nên biết chắc ván của ai trôi ra đường chứ không phải đồ bỏ. Vì tấm ván trượt đâu có nặng gì cho cam. Định không lấy rồi vì ván trượt mình đâu có thiếu. Nhưng muốn đem trả lại cũng chẳng biết ai là chủ. Nếu mình không khiêng đi gặp người không biết trượt lấy về thì phí quá. Đấy là chưa kể để trong nhà họ có khi bọn trẻ con ngứa chân ngứa tay lấy ra nghịch lại ngã gãy cổ…?
Vậy là mình cũng gián tiếp gây tai họa chứ còn gì nữa?
Phân vân một lúc siêu sao ván trượt mới quyết định bê về!?
Thấy Moving Day này vui quá là vui
Dưng mà đến tận tháng 9 năm sau mới lại ra đường nghiêng nghiêng ngó ngó
Lâu quá hè!
Cấm vào hay cứ vào?
