Làm biếng dịch mà chờ mãi mấy ngày qua không thấy mấy người hiểu biết về di trú với mấy văn phòng di trú với mấy trang mạng diễn giải nên phải lôi Chính Sách Mới của Sở Di Trú ra đọc cho kỹ!
Dịch dài hơn con rắn luôn!
Ghét nhất là mấy trang mạng đã không diễn giải cho rõ thì thôi lại còn đăng lại của nhau rồi tát nước theo mưa hù ma, hồ sơ nếu bị từ chối là sẽ bị ghi tên vô sổ đen sổ đỏ!!! Rồi thòng thêm 1 câu là hãy liên hệ với những văn phòng am hiểu về di trú…!!! 
(Vùng biên giới Arkansas và Oklahoma… Cá nhiều lắm!)
Nói cho rõ “Hướng Dẫn Thi Hành đối với RFE và NOID của Sở Di Trú” lần này là gì?
RFE là viết tắt của “Yêu Cầu Bằng Chứng” Requets For Evidence
NOID là “Thông Báo Ý Định Từ Chối” Notices Of Intent to Deny
Có nghĩa là chính sách mới sẽ là tăng quyền tùy nghi hành động của nhân viên xem xét hồ sơ trong việc từ chối hoặc yêu cầu bổ sung bằng chứng hoặc cho một ân huệ cuối cùng cập nhật hồ sơ trước khi bị từ chối!
Rõ ràng như vậy chứ không nên suy diễn thêm.
Những hồ sơ nào có thể bị bác một cách “tự do hành động”?
Sở Di Trú nêu rõ:
- Những hồ sơ bá vơ, xin quyền lợi di trú dựa trên những chứng cứ không có căn cứ (Đa phần sẽ là những hồ sơ bảo lãnh qua hôn nhân).
- Những hồ sơ nộp thiếu căn bản những mẫu đơn chính được yêu cầu theo luật định. Những mẫu đơn được coi là bộ khung của một hồ sơ như là đương nhiên phải có. Thiếu chúng một bộ hồ sơ sẽ bị coi là không hợp lệ.
- Những hồ sơ mà qua xem xét nhân viên di trú thấy ngay rằng nó không là một sự xin quyền lợi di trú nghiêm túc mà chỉ đơn thuần như là một sự “Xếp lốt” hoặc “Giữ chỗ” nhằm lấy ngày ưu tiên hoặc để tranh thủ xin Giấy Phép Làm Việc sau đó ỷ lại cho Sở Di Trú vất vả xử lý hồ sơ yêu cầu bổ sung bằng chứng.
Và gì gì đó nữa…
Nhìn chung những chuyện này lâu nay Luật Di Trú đã nói rõ rồi chẳng qua sự thi hành của Sở Di Trú đã có dễ dãi trong quá khứ. Bây giờ hồ sơ bị tồn đọng nhiều nên Sở Di Trú phải ra tay cải tổ lại cách thức làm việc chứ cũng không phải là một sự “tiêu diệt” dân nhập cư gì cả. Phải nói rõ là Sở Di Trú không dễ nữa chứ không phải là khó hơn. Sự thẳng tay với những hồ sơ như vậy sẽ giúp cho Sở Di Trú:
– Tránh được việc tồn đọng hồ sơ quá nhiều, tránh bị xả rác trong kho lưu trữ.
– Không bị xả rác thì tránh bị tốn kém nguồn nhân lực và các loại tốn kém khác.
– Ngăn chặn được sự xếp hàng giữ chỗ của nhiều đương đơn tranh thủ nộp để có Giấy Phép Làm Việc.
– Khuyến khích các đương đơn chuẩn bị hồ sơ chu đáo hơn, kỹ càng hơn. Như vậy sẽ tốt hơn cho tất cả các bên. Lâu nay có nhiều hồ sơ di trú được nộp rất hời hợt nên bị rơi vào tình trạng bị ngâm lâu, mua thêm việc cho Sở Di Trú phải yêu cầu bổ sung bằng chứng khiến hồ sơ tồn đọng và cũng khiến các đương đơn mỏi mòn chờ đợi. Chẳng thà làm hồ sơ dứt khoát 1 lần cho tốt còn hơn bổ sung lên bổ sung xuống mòn mỏi mắc mệt!
Ai cũng biết mẫu đơn xin Thẻ Xanh I-485 nếu muốn được chấp thuận phải có mẫu đơn I-864 Bảo Trợ Tài Chánh đi kèm. Nhưng nhiều đương đơn chỉ nộp đơn độc một mình I-485 và chủ trương bổ sung Bảo Trợ Tài Chánh I-864 sau, khi mà thân nhân của họ hoàn tất việc khai thuế để đủ thu nhập cho việc bảo lãnh. Như vậy rõ ràng là làm khó Sở Di Trú vì đơn không đủ tiêu chuẩn thì nên đợi khi nào đủ thu nhập hãy nộp hoặc nhờ người Co-sign. Tương tự như vậy mẫu đơn bảo lãnh I-130 nhiều người nộp, có được ngày ưu tiên mà lại nộp thiếu mẫu I-130A dành cho người phối ngẫu hoặc bảo lãnh vợ chồng lại quên nộp Đăng Ký Kết Hôn. Hoặc có đương đơn nộp đủ các mẫu đơn nhưng chứng minh quan hệ vợ chồng lại chẳng có chứng từ nào kèm theo cả. Điều này thực không công bằng cho nhân viên duyệt hồ sơ, họ bỏ thời gian giải quyết hồ sơ mà giở ra chỉ thấy lèo tèo có mấy bằng chứng, không chung tài sản, không chung tài khoản, không chung cái gì hết! Như vậy các đương đơn nên tự trách mình. Đi du lịch vô Mỹ có vài tháng ngắn ngủi mà có tình yêu sét đánh rồi kết hôn với người lạ nhanh như hỏa tiễn, rồi trách nước Mỹ khó!!! Quốc tịch Mỹ có giá trị, đâu thể nộp mấy hồ sơ sơ sài mà dễ dàng trở thành công dân Mỹ. Nước Mỹ cho dù có cởi mở cỡ nào cũng đâu thể châm chước như bao lâu nay?! Nếu nộp hồ sơ sớm mà không được chấp thuận vô hình chung làm tăng áp lực cho nhân lực của Sở Di Trú và chiếm chỗ làm tắc nghẽn thêm dòng chảy giải quyết hồ sơ chung của tất cả các đương đơn trên khắp thế giới. Trong số bị tắc nghẽn đó có những hồ sơ nộp rất đầy đủ đúng luật cũng bị ảnh hưởng lây!
Cũng là một lý giải cho tại sao hồ sơ ở Sở Di Trú càng ngày càng nhiều. Ngày giải quyết visa càng ngày càng lùi xa…
Như vậy theo tiêu chí mới nếu hồ sơ của các đương đơn mắc những lỗi không trầm trọng và không bị rơi vào 3 yếu tố như kể trên thì cũng không phải lo lắng gì mấy!
Vậy thôi, chứ khoan nói gì tới bị từ chối là gian dối di trú hay bị liệt vô “Danh Sách Đen” gì hết. Đơn nộp lên bị từ chối thì trước hết Sở Di Trú sẽ nói là không đủ chứng cứ hoặc hồ sơ không hợp lệ hoặc hôn nhân chưa đủ để cho thấy là vợ là chồng như giang hồ công nhận. Không có gì trầm trọng! Còn chuyện gian dối di trú hay hôn nhân giả này kia thì chỉ sau khi điều tra Sở Di Trú mới kết luận là giả hay thiệt!
Tái bút: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Đế Quốc Mỹ là một quốc gia rất uyên bác và ngân khố vui tính chuyện tiền bạc. Hồ sơ bá vơ mà tồn đọng nhiều thì siêu cường cứ thẳng tay từ chối cũng có lý do. Ai mà nộp đơn xuề xòa rồi ưa xóa bài làm lại thì chịu khó tốn tiền rồi muốn nộp đi nộp lại mấy lần cũng được! Đơn Xin Bảo Lãnh I-129 và I-130 giờ là 535 quan tiền! Đơn Xin Thẻ Xanh I-485 là 1140 quan tiền! Đơn Gỡ Thẻ Xanh I-751 là 595 quan tiền! Thi Quốc Tịch N-400 là 640 quan tiền! Chưa kể các loại đơn râu ria với phí lăn tay nữa… Cũng là một nguồn thu ah!
[Bản dịch tiếng Việt]
Trang 1.
Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ.
Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ.
Office of the Director (MS 2000)
Washington, DC 20529-2000
Ngày 13 tháng 7 năm 2018
“Bản Ghi Nhớ Chính Sách Policy Memorandum”
PM-602-0163
Sau đây sẽ gọi tắt là PM
CHỦ ĐỀ: Ban hành Quy Định về “Yêu Cầu Bằng Chứng” Requets For Evidance RFE và “Thông Báo Ý Định Từ Chối” Notices Of Intent to Deny NOID cho một số trường hợp cụ thể; Xét duyệt lại “Hướng dẫn thi hành thực tế đối với nhân viên duyệt hồ sơ” Adjudicator’s Field Manual (AFM).
Chương 10.5(a), Chương 10.5(b)
Mục đích Purpose
Bản ghi nhớ chính sách này (PM) cung cấp hướng dẫn cho các nhân viên duyệt hồ sơ của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) liên quan đến quyền được tự do hành động, tùy nghi quyết định việc từ chối một thỉnh cầu, một đơn xin hoặc yêu cầu về di trú mà không cần đưa ra một Yêu Cầu Bổ Sung Bằng Chứng (RFE) hoặc gửi một Thông Báo Ý Định Từ Chối (NOID) thứ nhất cho các đương đơn nếu hồ sơ nộp ban đầu đã không hội đủ bằng chứng hoặc những bằng chứng đã nộp cho thấy không đạt yêu cầu được hưởng quyền lợi di trú
Hướng dẫn trước đây Previous guidance
Bản ghi nhớ chính sách này thay thế toàn bộ Chính Sách Thi Hành ngày 3 tháng 6 năm 2013 với tiêu đề “Yêu Cầu Bằng Chứng và Thông Báo Ý Định Từ Chối ”(2013 PM) liên quan đến quyền được tự do hành động, tùy nghi quyết định việc từ chối một thỉnh cầu, một đơn xin hoặc yêu cầu về di trú mà không cần đưa ra một Yêu Cầu Bổ Sung Bằng Chứng (RFE). PM này cũng kết hợp với những phần trong PM 2013 vẫn còn có tác dụng trong việc xét duyệt hồ sơp của Sở Di Trú
Phạm vi Scope
Bản ghi nhớ này áp dụng và sẽ được sử dụng để hướng dẫn các quyết định của tất cả những nhân viên của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ.
Ngày có hiệu lực thi hành Effective Date
Hướng dẫn cập nhật này có hiệu lực từ ngày 11 tháng 9 năm 2018 và áp dụng cho tất cả các đơn từ yêu cầu về di trú được nhận kể từ sau ngày có hiệu lực.
Thẩm quyền áp dụng Authority
Luật số 8 CFR Bộ Luật Liên Bang chương 103.2 (b) (8).
Trang 2.
Bối cảnh Background
PM ngày 3 tháng 6 năm 2013, có tiêu đề “Yêu Cầu Bằng Chứng và Thông Báo Ý Định Từ Chối” (2013 PM)
Đã hướng dẫn chính sách ban hành RFE và NOID khi các bằng chứng được đệ trình tại thời điểm
nộp hồ sơ không cho thấy bao quát một sự đủ tiêu chí để được hưởng quyền lợi di trú. Trong khi PM 2013 hướng dẫn rằng RFE chỉ nên được gửi đi khi các dữ liệu và luật cho thấy được sự tin cậy, nó cũng nói rằng nhân viên duyệt hồ sơ chỉ nên gửi đi một Yêu Cầu Bổ Sung Bằng Chứng trừ phi có một sự “Chưa tin cậy được” cho sự cân nhắc mà các yếu tố đó có thể được khắc phục bằng những bằng chứng bổ sung. Hiệu quả của chính sách “Chưa tin cậy được” chỉ là những từ chối theo luật định (chẳng hạn như từ chối vì sự thỉnh cầu quyền lợi di trú quá mơ hồ) đã được ban ra mà không cần RFE hoặc NOID. PM lần này sẽ chỉ rõ những hồ sơ cụ thể ra sao cũng như hồ sơ thiếu bằng chứng ban đầu sẽ được xử lý như thế nào.
PM 2013 giải thích rằng một RFE được gửi đi khi các bằng chứng đã được nộp cho thấy thiết lập được đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện mà sự chưa đủ điều kiện đó vẫn được cho là đáng tin trong sự xem xét toàn cảnh. Tuy nhiên, qua những dữ liệu lưu trữ của những hồ sơ trong quá khứ PM 2013 đã hạn chế quyền tự chủ của những nhân viên di trú. Chưa hết, Luật số 8 CFR chương 103.2 (b) (8) cũng quy định rằng nhân viên di trú dưới tinh thần của luật có thể hoặc từ chối đơn hoặc gửi đi RFE với NOID khi họ cảm thấy phân vân. Chính sách “Chưa tin cậy được” của năm 2013 đã hạn chế quyền tự do hành động của nhân viên xét duyệt. Độ tin cậy của bằng chứng, tất nhiên là nằm ở phía các đương đơn, thiết lập được sự đáng tin của việc được cho hưởng lợi di trú là từ hồ sơ và các chứng từ của bên nộp. Chính sách bổ sung lần này thay thế cho PM 2013, khắc phục sự mơ hồ của thuật ngữ “Chưa tin cậy được” và khôi phục đầy đủ quyền tự do hành động của người xét duyệt hồ sơ trong việc từ chối mà không cần gửi đi REF hoặc NOID khi thích hợp. Chính sách lần này cũng làm nản lòng những hồ sơ không đáng tin, gian dối hoặc được nộp như là một sự “Giữ chỗ” và nó cũng khuyến khích các đương đơn nỗ lực hơn trong việc nộp đầy đủ bằng chứng. Nó không nhằm “kiếm chuyện” để phạt các đương đơn vì những lỗi vô ý hoặc vì hiểu nhầm những quy định di trú.
Chính sách Policy
Từ chối theo luật định Statutory Denials
Phù hợp với quy định của USCIS, các nhân viên xét hồ sơ sẽ tiếp tục ra quyết định từ chối theo luật định khi thích hợp, mà không cần phải gửi đi RFE hoặc NOID. Điều này sẽ bao gồm bất kỳ hồ sơ nào trong đó
người nộp đơn không cho thấy một cơ sở pháp lý để được hưởng quyền lợi di trú/hoặc những lợi ích của những chương trình đã bị chấm dứt.
Ví dụ về các trường hợp ban hành sự từ chối khi cần thiết mà không cần gửi đi RFE hoặc NOID bao gồm, nhưng không giới hạn:
Trang 3.
- Các đơn xin miễn trừ yêu cầu cho thấy sự đau khổ vì thiếu thân nhân bên cạnh nhưng người nộp đơn cho thấy sự đau khổ đó là vì thiếu vắng một người mà người đó không có mối quan hệ thân nhân thực sự với đương đơn
- Đơn xin thị thực gia đình nộp cho các thành viên gia đình theo các loại visa không được xét duyệt theo luật.
Các nhân viên cần kiểm tra chính sách hiện hành và các quy trình vận hành đã được hướng dẫn bổ sung. Ngoài ra, các trường hợp thuộc vào bất kỳ loại kiện tụng nào hoặc đang dính líu tới những lệnh hoặc biện pháp ngăn chặn của tòa án phải được giải quyết theo các quy định về kiện tụng.
Từ chối dựa trên sự thiếu bằng chứng đầy đủ ban đầu Denials Based Of Lack of Sufficient Initial Evidance
Nếu tất cả các bằng chứng ban đầu cần thiết không được gửi cùng với đơn xin, USCIS theo tinh thần tùy nghi quyết định của mình có thể từ chối đơn vì không thiết lập được độ tin cậy vì thiếu bằng chứng ban đầu được yêu cầu.
Ví dụ các hồ sơ có thể bị từ chối mà không cần gửi RFE hoặc NOID bao gồm, nhưng không giới hạn:
- Đơn xin miễn trừ được nộp với ít hoặc không có bằng chứng; hoặc
- Các trường hợp quy định, theo luật định hoặc theo hướng dẫn điền đơn đã yêu cầu gửi
tài liệu chính thức hoặc các loại đơn khác hoặc các bằng chứng khác phải thiết lập tính đủ điều kiện tại thời điểm nộp đơn nhưng không được nộp. Ví dụ, các hồ sơ bảo lãnh gia đình cũng như làm việc yêu cầu phải nộp Bản khai bảo trợ tài chánh (Mẫu I-864) nhưng đã không được nộp cùng với Đăng ký thường trú hoặc chuyển diện (mẫu I-485).
Các nhân viên cần kiểm tra chính sách hiện hành và các quy trình vận hành để được hướng dẫn bổ sung cho đồng bộ với việc xét duyệt những hồ sơ. Ngoài ra, các trường hợp trong bất kỳ loại kiện tụng nào hoặc có dính líu với bất kỳ lệnh tòa hoặc lệnh cấm nào phải được giải quyết theo các giao thức quy định về kiện tụng. Hơn nữa, một số hướng dẫn hoặc quy định điền các mẫu đơn có thể cho phép người nộp đơn gửi các đơn trước khi tất cả những bằng chứng yêu cầu ban đầu được đáp ứng hoặc có thể hạn chế thẩm quyền của USCIS trong việc từ chối chỉ dựa trên việc nộp bằng chứng chưa đủ.
Trang 4
Những xem xét bổ sung Additional Considerations
Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi hồi đáp một Yêu Cầu Về Bằng Chứng RFE, tiến trình có thể mở ra những yêu cầu mới, những RFE phát sinh tiếp theo có thể được ban hành tiếp. Tuy nhiên, nếu có thể, các viên chức di trú nên lường trước và bao gồm hết các yêu cầu trong một tờ Yêu Cầu Bằng Chứng RFE. Việc xem xét cẩn thận của các nhân viên di trú về tất cả những độ vênh của các bằng chứng sẽ giảm thiểu việc ban hành nhiều RFE hoặc nhiều quyết định từ chối vì sự thiếu vắng bằng chứng. Hồi đáp lại những RFE hoặc NOID, người nộp đơn phải gửi tất cả các bằng chứng được yêu cầu cùng một lúc, theo đúng với RFE hoặc NOID gốc đã đề cập. Nếu chỉ một số bằng chứng được yêu cầu được gửi, USCIS sẽ coi đây là một yêu cầu cho việc ra quyết định đối với hồ sơ lưu. Xem Luật số 8 CFR chương 103.2 (b) (11). Ngoài ra, không hồi đáp về bằng chứng được yêu cầu đương đơn sẽ bị coi như không hợp tác với nhân viên di trú trong việc giải quyết hồ sơ và điều này sẽ là nền tảng cho sự từ chối. Xem Luật số 8 CFR chương 103.2 (b) (14).
Ngoài RFE, viên chức di trú có quyền tùy nghi quyết định để định lượng những bằng chứng dựa trên những thông tin tham khảo của Sở Di Trú cũng như những cơ quan khác của chính phủ Mỹ. Đó là những hệ thống dữ liệu, lưu trữ hoặc nguồn có sẵn của thông tin công cộng. Xem Luật số 8 USC điều 1357(b). Ví dụ, nhân viên di trú có thể, theo quyết định của mình, xác minh thông tin liên quan đến công ty của nguyên đơn, tham khảo trang web doanh nghiệp nhà nước có sẵn công khai. Một ví dụ khác, một nhân viên có thể cố gắng chứng thực bằng chứng liên quan đến lịch sử di trú cá nhân của những người không định cư tại Hoa Kỳ bằng cách tìm kiếm cơ sở dữ liệu không công khai của chính phủ Hoa Kỳ. Nếu có liên quan, bất kỳ bằng chứng bổ sung nào như vậy nên được đặt trong Hồ sơ lưu trữ tiến trình theo dữ liệu nền tảng quốc gia và Sổ tay kiểm tra quy trình bảo mật (NaBISCOP) và Quy trình vận hành chuẩn (SOP), trừ những trường hợp được miễn trừ cụ thể, như trường hợp đối với dữ liệu được phân loại. Để biết chi tiết, vui lòng tham khảo AFM Chương 10.2, Lưu trữ tiến trình, NaBISCOP và các SOP thích hợp.
Theo Luật số 8 CFR chương 103.2 (b) (16) (i), nếu quyết định bất lợi đối với đương đơn dựa trên những thông tin xúc phạm, và người nộp đơn không biết rằng thông tin đang được xem xét, nhìn chung nhân viên di trú phải đề nghị một cơ hôi cho người nộp đơn rút đơn trước khi quyết định được đưa ra. Bất kì sự giải thích, rút đơn hoặc thông tin được đưa ra bởi hoặc qua một ai đó thay mặt, đại diện cho người nộp đơn đều phải được bao gồm trong hồ sơ lưu của cả tiến trình. Có những ngoại lệ đối với những trường hợp cụ thể.
Trang 5
Trang 6
Trang 7
(Trích đăng những điều được sửa đổi của Sổ tay hướng dẫn thực hành xét duyệt di trú, chương 10.5(a) và 10.5(b))
Trang 8
Phạm vi sử dụng
PM này chỉ dành cho việc đào tạo và hướng dẫn của nhân viên USCIS trong việc thực hiện nhiệm vụ của họ liên quan đến việc xem xét đơn di trú. Nó không có ý định, không, và không thể được dựa vào để tạo ra bất kỳ quyền hoặc lợi ích di trú, cũng như không tạo ra bất kỳ nội dung quyết định hoặc thủ tục nào có thể thi hành theo luật hoặc bởi bất kỳ cá nhân hoặc phía bên kia của cá nhân đó trong thủ tục trục xuất, kiện tụng với chính phủ Hoa Kỳ hoặc trong bất kỳ hình thức hoặc cách thức nào khác.
Thông tin liên lạc Contact Information
Nếu các nhân viên xem xét hồ sơ của USCIS có thắc mắc hoặc gợi ý về PM này, họ nên thông qua các phòng ban phù hợp của họ trong việc yêu cầu tới Văn phòng Chính sách và Chiến lược.
Tiếng Anh: Policy Memorandum
U.S.Department of Homeland Security
U.S. Citizenship and Immigration Services
Office of the Director (MS 2000)
Washington, DC 20529-2000
July 13, 2018 PM-602-0163
Policy Memorandum
SUBJECT: Issuance of Certain RFEs and NOIDs; Revisions to Adjudicator’s Field Manual (AFM)
Chapter 10.5(a), Chapter 10.5(b)
Purpose
This Policy Memorandum (PM) provides guidance to U.S. Citizenship and Immigration Services
(USCIS) adjudicators regarding the discretion to deny an application, petition, or request without first
issuing a Request for Evidence (RFE) or Notice of Intent to Deny (NOID) if initial evidence is not
submitted or if the evidence in the record does not establish eligibility.
Previous guidance
This PM rescinds in its entirety the June 3, 2013 PM titled “Requests for Evidence and Notices of
Intent to Deny” (2013 PM) regarding an adjudicator’s discretion to deny an application, petition, or
request without issuing an RFE. This PM incorporates those portions of the 2013 PM which are still
intended to govern USCIS adjudications.
Scope
This memorandum applies to, and shall be used, to guide determinations by all U.S. Citizenship and
Immigration Services (USCIS) employees.
Effective Date
This updated guidance is effective September 11, 2018 and applies to all applications, petitions, and
requests received after the effective date.
Authority
8 CFR 103.2(b)(8).
Page 2
Background
The June 3, 2013 PM titled “Requests for Evidence and Notices of Intent to Deny” (2013 PM)
addressed policies for the issuance of RFEs and NOIDs when the evidence submitted at the time of
filing does not establish eligibility for the benefit sought. While the 2013 PM provided that RFEs
should be issued “when the facts and the law warrant,” it also stated that an adjudicator should issue an
RFE unless there was “no possibility” that the deficiency could be cured by submission of additional
evidence. The effect of the “no possibility” policy was that only statutory denials (such as a denial
where a nonexistent benefit is requested) would be issued without an RFE or a NOID. This new PM
clarifies how those filings, as well as filings lacking required initial evidence, should be treated.
The 2013 PM explained that an RFE is not to be issued when the evidence already submitted
establishes eligibility or ineligibility in all respects for the particular benefit requested. However,
where the record does not establish eligibility or ineligibility, the 2013 PM limited adjudicators’
discretion to adjudicate cases based on the record. Yet, 8 CFR 103.2(b)(8) provides that an
adjudicator, under the circumstances described in the regulation, may either deny the application,
petition, or request, or issue an RFE or a NOID when the record does not establish eligibility.1 The
2013 PM’s “no possibility” policy limited the application of an adjudicator’s discretion. The burden of
proof, however, is on the applicant, petitioner, or requestor to establish eligibility.
The policy implemented in this PM rescinds the 2013 PM’s “no possibility” policy and restores to the adjudicator
full discretion to deny applications, petitions, and requests without first issuing an RFE or a NOID,
when appropriate. This policy is intended to discourage frivolous or substantially incomplete filings
used as “placeholder” filings and encourage applicants, petitioners, and requestors to be diligent in
collecting and submitting required evidence. It is not intended to penalize filers for innocent mistakes
or misunderstandings of evidentiary requirements.
Policy
Statutory Denials
Consistent with USCIS practice and regulations, adjudicators will continue issuing statutory denials,
when appropriate, without issuing an RFE or a NOID first. This would include any filing in which the
applicant, petitioner, or requestor has no legal basis for the benefit/request sought, or submits a request
for a benefit or relief under a program that has been terminated. Examples of cases where the issuance
of a denial may be appropriate without prior issuance of an RFE or a NOID include, but are not limited to:
Page 3
- Waiver applications that require a showing of extreme hardship to a qualifying relative, but the
applicant is claiming extreme hardship to someone else and there is no evidence of any
qualifying relative;
- Family-based visa petitions filed for family members under categories that are not authorized
by statute.
Officers should check current policy and the operating procedures for additional guidance, applicable
to the particular application, petition, or request. Additionally, cases in any type of litigation or that
are subject to any court order or injunction must be addressed under the protocols governing the
litigation.
Denials Based on Lack of Sufficient Initial Evidence
If all required initial evidence is not submitted with the benefit request, USCIS in its discretion may
deny the benefit request for failure to establish eligibility based on lack of required initial evidence.
Examples of filings that may be denied without sending an RFE or a NOID include, but are not limited
to:
- Waiver applications submitted with little to no supporting evidence; or
- Cases where the regulations, the statute, or form instructions require the submission of an
official document or other form or evidence establishing eligibility at the time of filing and
there is no submission. For example, family-based or employment-based categories where an
Affidavit of Support (Form I-864), if required, was not submitted with the Application to
Register Permanent Residence or Adjust Status (Form I-485).
Officers should check current policy and the operating procedures for additional guidance, applicable
to the particular application, petition, or request. Additionally, cases in any type of litigation or that
are subject to any court order or injunction must be addressed under the protocols governing the
litigation. Furthermore, certain form instructions or regulations may permit applicants, petitioners, or
requestors to file a form before all the required initial evidence is available, or may restrict USCIS’
authority to deny based solely on the submission of limited evidence.
Page 4
Additional Considerations
In some cases, particularly where the response to an RFE opens up new lines of inquiry, a
follow-up RFE might be warranted. If possible, however, officers should include in a single RFE all
the additional evidence they anticipate having to request. The officer’s careful consideration of all the
apparent gaps in the evidence will minimize the issuance of multiple RFEs or denials for failure to
establish eligibility for the benefit sought. In response to an RFE or a NOID, applicants, petitioners, or
requestors must submit all of the requested materials together at one time, along with the original RFE
or NOID. If only some of the requested evidence is submitted, USCIS will consider this to be a request
for a decision on the record. See 8 CFR 103.2(b)(11). Additionally, failure to submit requested
evidence which precludes a material line of inquiry will be grounds for denying the request.
See 8 CFR 103.2(b)(14).
Apart from RFEs, officers have the discretion to validate assertions or corroborate evidence and
information by consulting USCIS or other governmental files, systems, and databases, or by
obtaining publicly available information that is readily accessible. See 8 USC 1357(b). For example,
an officer may, in the exercise of discretion, verify information relating to a petitioner’s corporate
structure by consulting a publicly available state business website. As another example, an officer may
attempt to corroborate evidence relating to an individual’s history of nonimmigrant stays in the United
States by searching a nonpublic, U.S. government database. If relevant, any such additional evidence
should be placed in the Record of Proceeding according to the National Background, Identity, and
Security Check Operating Procedures Handbook (NaBISCOP) and standard operating procedures
(SOPs), unless specifically exempted from inclusion, as is the case for classified materials. For details,
please refer to AFM Chapter 10.2, Record of Proceeding, the NaBISCOP, and the applicable SOPs.
Under 8 CFR 103.2(b)(16)(i), if a decision adverse to the applicant, petitioner, or requestor is based on
derogatory information, and the applicant, petitioner, or requestor is unaware that the information is
being considered, generally the officer must advise the applicant, petitioner, or requestor, as applicable,
of this information and offer an opportunity for rebuttal before the decision is rendered. Any
explanation, rebuttal, or information presented by or on behalf of the applicant, petitioner, or requestor
must be included in the record of proceeding. There is an exception for certain classified materials.
Page 5
Implementation
The Adjudicator’s Field Manual (AFM) is revised as follows:
(1) Chapter 10.5(a) is revised as follows:
(a) General.
* * *
(2) Considerations Prior to Issuing RFEs.
Initial case review should be thorough. Although the burden of proof is on the applicant, petitioner, or
requestor, before issuing an RFE or NOID, an officer may assess whether the information needed is
available in USCIS databases or systems. Occasionally, certain evidence or information not submitted
with the application, petition, or request may be readily accessible in other USCIS records or
otherwise available from external sources. If such information is available in USCIS databases or
systems, an officer may obtain the information from these sources rather than issuing an RFE or a
NOID. Adjudicators have the discretion to validate assertions or corroborate evidence and information
by consulting USCIS or other governmental files, systems, and databases, or by obtaining publicly
available information. 8 USC 1357(b).
An officer should not request evidence that is outside the scope of the adjudication or otherwise
irrelevant to an identified deficiency. In general, officers may, but are not required to, issue RFEs or
NOIDs, and they retain the discretion to deny a request for ineligibility without issuing an RFE or
NOID.
When an RFE is appropriate, it should:
(1) identify the eligibility requirement(s) that has not been established and why the evidence submitted
was not sufficient;
(2) identify any missing evidence specifically required by the applicable statute, regulation, or form
instruction;
(3) identify examples of other evidence that may be submitted to establish eligibility; and
(4) request that evidence.
The RFE should ask for all of the additional evidence the officer anticipates having to request and
state the deadline for response. The officer’s careful consideration of all the apparent gaps in the
evidence will minimize the issuance of multiple RFEs or denials for failure to establish eligibility for the
benefit sought. In certain instances the evidence provided in response to an RFE may raise eligibility
questions that the adjudicator did not identify during initial case review or open up new lines of inquiry.
In such a case, a follow-up RFE or a NOID might be warranted. Failure to submit requested evidence
which precludes a material line of inquiry, however, will be grounds for denying the request. 8 CFR
103.2(b)(14).
Page 6
Statutory Denials
Statutory denials should generally be issued without prior issuance of an RFE or a NOID on any
application, petition, or request that does not have any basis upon which the applicant, petitioner, or
requestor may be approved. This would include any filing in which the applicant, petitioner, or
requestor has no legal basis for the benefit/request sought, or a request for a program that has been
terminated. Other examples include, but are not limited to:
- Waiver applications that require a showing of extreme hardship to a qualifying relative but the
applicant is claiming extreme hardship to someone else and there is no evidence of any
qualifying relative;
- Family-based visa petitions filed for family members under categories that are not provided by
statute based on the claimed family relationship.
Officers should check the applicable policy and operating procedures for additional guidance, as
applicable to the particular application, petition, or request. Additionally, cases in any type of litigation
or that are subject to any court order or injunction must be addressed under the protocols governing
the litigation.5 Furthermore, certain form instructions or regulations may permit applicants, petitioners,
or requestors to file a form before all required initial evidence is available, or may restrict USCIS’
ability to deny based solely on the submission of limited evidence.
Denials Based on Lack of Sufficient Initial Evidence
In the case of a filing that lacks initial evidence, the application, petition, or request may be denied
without issuing an RFE or NOID. Examples of filings in which the issuance of a denial may be
appropriate without prior issuance of an RFE or a NOID include, but are not limited to:
- Waiver applications submitted with little to no supporting evidence; or
- Cases where the regulations, the statute, or form instructions require the submission of an
official document or other form or evidence establishing eligibility at the time of filing and there
is no submission. For example, family-based or employment-based categories where an
Affidavit of Support (Form I-864), if required, was not submitted with the Application to
Register Permanent Residence or Adjust Status (Form I-485).
Page 7
* * *
(2) Chapter 10.5(b) is revised as follows:
* * *
(4) Notice of Intent to Deny (NOID).
A NOID may be based on evidence of ineligibility or on derogatory information known to USCIS, but
the applicant, petitioner, or requestor is either unaware of the information or may be unaware of its
impact on eligibility. When an adverse decision is based on derogatory information that is unknown to
the applicant, petitioner, or requestor, generally, an opportunity to rebut that information shall be
provided in accordance with 8 CFR 103.2(b)(16)(i). In that situation, a NOID provides an applicant,
petitioner, or requestor with adequate notice and sufficient opportunity to respond and the opportunity
to review and rebut derogatory information of which he/she/it is unaware. While not required in other
situations, a NOID also provides an applicant, petitioner, or requestor with adequate notice and
sufficient opportunity to respond to an intended denial on other substantive grounds.
6
When a preliminary decision has been made to deny an application or petition and the denial is not
based on lack of initial evidence or a statutory denial as discussed in Chapter 10.5(b), and 8 CFR
103.2(b)(16)(i) applies, the adjudicator must issue a written NOID to the applicant, petitioner, or
requestor providing up to a maximum of 30 days to respond to the NOID. The NOID must include the
required response date.
* * *
(5) The AFM Transmittal Memoranda button is revised by adding, in numerical order, a
new entry to read:
PM-602-0163July 13,2018
Chapter 10.5(a); and Chapter 10.5(b)
Amends standards for issuance of certain requests
for evidence and notices of intent to deny.
Page 8
Use
This PM is intended solely for the training and guidance of USCIS personnel in performing their duties
relative to the adjudication of applications and petitions. It is not intended to, does not, and may not be
relied upon to create any right or benefit, substantive or procedural, enforceable at law or by any
individual or other party in removal proceedings, in litigation with the United States, or in any other
form or manner.
Contact Information
If USCIS adjudicators have questions or suggestions regarding this PM, they should direct them
through their appropriate chains of command to the Office of Policy and Strategy