Home > Làm việc ở Mỹ và Work Permit, Người dẫn đường visa EB3, Thẻ xanh bảo lãnh gia đình Thẻ xanh làm việc..., Visa đi Mỹ... > Người dẫn đường visa EB3: Lao động địch cư, lao động không định cư! Nhân công lành nghề, nhân công không nghề!

Người dẫn đường visa EB3: Lao động địch cư, lao động không định cư! Nhân công lành nghề, nhân công không nghề!

Là đang nói chuyện lao động ở Mỹ…

Lao động định cư là loại lao đông lâu dài, tiếng Mỹ gọi là Permanent Work có xin được Thẻ Xanh.

Lao động không định cư là lao động ngắn hạn có thời hạn và thời vụ. Tiếng Mỹ gọi là Temporary Work. Nói chung là không xin được Thẻ Xanh mặc dù trong loại này có một vài dạng lao động có thể chuyển sang định cư Thẻ Xanh.

Loại lao động không định cư có cả đống:

Điểm chung là sau thời gian lao động thì nhân công bước ra khỏi nước Mỹ trở về lại quê hương của mình. Là các chuyên gia, kỹ sư, nhân công lành nghề, y tá, nhân công phổ thông, ca sỹ, nghệ sỹ, huấn luyện viên thể thao, tu sỹ…

Lao động định cư có 4 nhóm + 1:

Là lao động theo những visa EB. Từ EB1 đến EB4. Và + 1 là EB5. Visa EB5 dành cho chủ đầu tư, không trực tiếp lao động nhưng ôm tiền vô nước Mỹ nên cũng được sắp vô loại lao động định cư. 4 loại lao động đầu khi được chấp thuận vô Mỹ đều có Thẻ Xanh 10 năm. Riêng EB5 thì là Thẻ Xanh 2 năm . Sau 5 năm thì có thể  lấy quốc tịch Mỹ…

Có nhiều người thắc mắc nhân công có kỹ năng và trình độ của loại lao động không định cư không được cấp Thẻ Xanh trong khi nhân công lao động phổ thông của loại EB lại có Thẻ Xanh vĩnh viễn ngon lành!

Câu hỏi này liên quan cụ thể đến sự so sánh giữa nhân công theo các loại visa H lao động có thời hạn ở Mỹ và nhân công lao động phổ thông định cư EB3 (Thực ra là EW3).

Nhân công không định cư visa H thì như dạng H1B1, H1B2, H1B3 và H2A, H2B. Chuyên gia, kỹ sư công nghệ thông tin, công nhân cơ khí, công nhân hái táo hái cam trong những trang trại nông nghiệp…

EB3 thì như đã được nói đến nhiều, nhân công có kinh nghiệm dưới 2 năm, có khi là không kinh nghiệm gì hết! Như mấy người làm việc trong mấy nhà máy chế biến gà chẳng hạn…

Có loại visa không định cư có thể được ưu tiên lấy Thẻ Xanh như visa L1 hoặc H1C. Nhưng ở đây, chúng ta giải thích cho câu hỏi tại sao lao động phổ thông có thể nhận Thẻ Xanh mà lao động lành nghề lại không được, cho nên câu trả lời sẽ không sa đà vào các loại visa H.

Lao động nhận Thẻ Xanh và không nhận Thẻ Xanh có thể được hiểu ngay ở phần phân loại. Luật Di Trú có đưa ra 2 khái niệm như đã nói: Lao Động Định Cư Lâu Dài và Lao Động Có Thời Hạn. Là câu chữ tiếng Anh đã được đề cập ở trên: Permanent Work và Temporary Work.

Temporary Work không xin được Thẻ Xanh vì về bản chất của nó dù lành nghề hay không nó vẫn là loại lao động có thời hạn. Tức là không lâu dài.

Permanent Work dù là lao động phổ thông nhưng nó là loại công việc lâu dài. Nó được coi là lâu dài vì nó được coi là không làm ảnh hưởng đến miếng cơm của lao động bản xứ Mỹ.

Cho nên nhiều người có thắc mắc này nọ là bởi vì họ đã nhìn vấn đề theo tên gọi và trình độ của công việc mà không nhìn nhận theo khoảng thời gian thực hiện công việc. Ở Mỹ không dễ gì để chủ lao động đứng ra bảo lãnh nhân công lâu dài.

Nếu thắc mắc tại sao lao động lành nghề có khi lại không được Thẻ Xanh thì chỉ cần lật ngược lại bằng 1 câu hỏi là ra liền: Chủ doanh nghiệp họ có chịu bảo lãnh cho nhân công lao động và định cư lâu dài hay không?

Đáp ứng điều này rất là khó!

Muốn bảo lãnh lâu dài chủ lao động phải:

  1. Thuê mướn lao động trong những lĩnh vực không ảnh hưởng đến công việc của người Mỹ bản xứ.
  2. Đảm bảo tạo công ăn việc làm cho nhân công.
  3. Đảm bảo có tiền trả lương cho nhân công.
  4. Đảm bảo mua bảo hiểm y tế cho nhân công.
  5. Đảm bảo đứng ra bảo trợ tài chánh cho nhân công khi xảy ra rủi ro nào đó mà nhân công không tự kiếm cơm được.
  6. Sự đảm bảo có khi còn kèm theo một đống thân nhân của nhân công nữa…

Và một số đảm bảo không tên khác…

Nếu so sánh lao động phổ thông trong những trang trại với trong những nhà máy gà cũng dễ thấy sự khác nhau của khái niệm lâu dài. Lao động trong những trang trại nông nghiệp thường là theo vụ mùa và không liên tục, có việc thì làm hết vụ mùa thì khỏi làm không bên nào ràng buộc bên nào. Lao động trong những nhà máy gà là quanh năm suốt tháng, thậm chí nhà máy còn khuyến khích nhân công tăng ca, làm ca đêm…

Cũng như vậy, nếu diễn giải tại sao nhân công lành nghề của Temporary Work không xin được Thẻ Xanh như nhân công không lành nghề của Permanent Work thì cũng là vì: Họ có thể kiếm được chủ lao động thuê mướn họ nhưng không phải chủ lao động nào cũng chịu đứng ra bảo lãnh định cư cho họ.

(Boston, năm một ngàn chín trăm không nhớ…)

Nhiều chủ lao động muốn giúp đỡ nhân công nhưng tiềm năng doanh nghiệp của họ không đủ để đáp ứng bảo lãnh như Bộ Lao Động và Sở Di Trú Mỹ yêu cầu. Nhiều chủ lao động có đủ khả năng bảo lãnh nhưng họ lại không muốn dính líu tới những thủ tục bảo lãnh phức tạp hoặc những rắc rối tiềm ẩn nào đó trong tương lai. Lại nữa là có những chủ lao động kinh doanh chỉ vì lợi nhuận chứ không thích dính dáng mấy chuyện làm việc thiện hay thủ tục di trú phức tạp…

Túm lại là lao động định cư lấy Thẻ Xanh không phải do trình độ hoặc ký năng của nhân lực quyết định mà do tính chất lâu dài của công việc và tư cách bảo lãnh của chủ doanh nghiệp quyết định!

(Vườn táo nào đó ở tiểu bang New Hampshire)

Advertisement
  1. Dat
    12.12.2017 at 00:30

    Vậy căng nhỉ,làm hồ sơ EB3 đâu biết công ty nó bề thế như thế nào đâu,mọi chuyện chỉ cầu nguyện ơn trên cho mọi việc suôn sẻ mà thôi.hic.hic…

  2. Van
    25.12.2017 at 00:30

    Em co cau hoi ve eb3 mong duoc anh Hong giai dap
    Khi co EAD thi minh se phai di lam cho sponsor roi dung khong ah? Trong khi the xanh chua co. Lieu co truong hop sponsor khong hai long ve minh va lay off, sau do thong bao So di tru de khong cap the xanh cho minh khong?
    I485 la nguoi lao dong phai nop hay sponsor phai nop cho nguoi lao dong?
    Cam on anh.

    • 26.12.2017 at 00:30

      Theo luật Cả mình lẫn người ta bên nào cũng đơn phương chấm dứt thỏa thuận được hết nhưng thực tế cuộc sống thì ít thấy như vậy.
      I-485 theo luật là mình nộp nhưng trong cuộc sống mình nộp cũng được mà sponsor nộp hộ mình cũng được. Có điều chữ ký trên đơn là mình ký, không ai ký thay được.

  3. Van
    26.12.2017 at 00:30

    Cam on anh Hong.
    Theo em biet thi thay eb3 nao cung yeu cau phai lam cho chu it nhat 1 nam. vay neu nguoi lao dong vi ly do gi do ma nghi truoc thoi han thi bi chu kien vi vi pham hop dong va phai boi thuong dung khong ah?

    • Khai Pham
      27.12.2017 at 00:30

      Nó kiện lấy lại thẻ xanh luôn đó chứ. Nếu muốn ra đi êm thắm thì phải làm 1 năm thôi.
      Nó không dám nhận tiền để khỏi kiện đâu, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc bảo lãnh lao động sau này ( kiểu như nhận hoa hồng để bảo lãnh EB3 là bị cấm, nếu phát hiện thì công ty bảo lãnh sẽ bị phạt )
      Tóm lại những công ty bảo lãnh EB3 là những công ty cần người thiệt, vì mức lương cho vị trí đó quá thấp, dân Mỹ không làm. Và vì họ biết là thấp nên họ thông cảm cho người lao động, sau khi làm 1 năm thì muốn đi đâu thì đi.
      P/S: trong khi đang làm 1 năm, vợ con có thể ở chỗ khác để có thể làm việc, học tập tốt hơn. Sau 1 năm mình chuyển về đó để gia đình đoàn tụ 😀

      • thao
        25.02.2018 at 00:30

        khai pham co zalo hay face cho em hỏi vài điều nhé 🙂

  4. 27.12.2017 at 00:30

    Theo luật thì phá vỡ hợp đồng có thể bị coi là lợi dụng EB3 để có thẻ xanh nên bên bảo lãnh có thể khiếu nại với Sở Di Trú xin tước Thẻ Xanh…
    Thực tế thì mình đã thấy người lao động bỏ ngang và nhà máy đã cho người đi tìm thậm chí là tìm về đến Việt Nam để khuyên nhủ và có cảnh báo hậu quả khôn lường cho đương sự đi làm trở lai. Cuối cùng đương sự đã vô nhà máy làm lại và thời gian làm việc bị tính lại từ đầu. Vụ việc đã xảy ra ở Dobson city, North Carolina…
    Sắp tới thời gian làm việc có thể sẽ là 2 năm hoặc lâu hơn!
    Lý do là vì lao động chỉ có 1 năm để có Thẻ Xanh là quá dễ dãi!!!

  1. No trackbacks yet.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: