Người dẫn đường visa EB3: Nhân công EB3 nên làm việc ở đâu?

Câu trả lời là ở đâu cũng được!
Thêm 1 câu nữa là làm ở đâu mình cũng không thể lựa chọn tại vì công ty tuyển dụng họ nhét mình vào đâu thì mình làm ở đó, qua Mỹ được là quý rồi! Visa EB3 cung ít mà cầu nhiều nên có suất nào thì đi suất đó thôi chứ không có lưỡng lự gì hết.
Nước Mỹ rộng mênh mông nhưng ở đâu cũng có trung tâm giải trí mua sắm, chợ búa, công viên, bệnh viện, trường học…
Sự vận hành của nước Mỹ ở khắp nơi là như nhau Walmart, Homedepot, Macy’s, Sear, Mc Donald, KFC… chỗ nào cũng thấy hết!
Cho nên sống ở đâu cũng có đủ những đáp ứng cho đời sống của mình.

Tất nhiên đối với nhân công ngoại quốc vào Mỹ nếu có thể ở những vùng có cộng đồng dân cư cùng dân tộc thì sẽ vui hơn, đồ ăn thức uống sẽ hợp khẩu vị hơn. Nhưng mà cuộc sống đôi khi không thể cứ muốn là được. Visa EB3 vào được Mỹ là để lấy Thẻ Xanh, sống ở đâu rồi cũng 1-2 năm sau là có thể xin nhà máy cho nghỉ để tùy nghi hành động tùy nghi di tản! Muốn ăn đồ ăn Việt Nam thì chịu khó mua thực phẩm về tự nấu vậy. Thực phẩm Á Đông ở Mỹ bây giờ ở đâu cũng có, các loại rau cỏ cũng không còn hiếm nữa, không như ngày xưa đi tìm mua một chai nước mắm tìm hoài không ra.
Cũng cần phải nói lại cho biết các nhà máy tuyển nhân công lao động phổ thông qua Mỹ làm việc đa phần là nằm ở ngoại ô hay nhưng vùng hơi lánh lánh chút xíu. Đây đó rừng rất là nhiều… Lý do là vì các nhà máy và trang trại thường cần diện tích đất lớn và hay có quy trình thải chất này chất nọ ra môi trường nên nước Mỹ phải xây dựng chúng ở những nơi ít khu dân cư để ảnh hưởng tới đời sống đồng bào ở mức thấp nhất. Cho nên dù là ở tiểu bang nào thì cuộc sống của nhân công EB3 cũng na ná nhau.
Nói về nhân công EB3 thực ra có rất nhiều công việc các doanh nghiệp bên Mỹ có thể tuyển. Các công việc dịch vụ cũng có nữa nhưng nếu nói tuyển số lượng lớn phải nói đến những nghành nghề liên quan đến nông nghiệp. Các tiểu bang làm nông nghiệp của Mỹ, bang nào cũng ít nhiều cũng có. Nhưng mà có liên quan tới tuyển nhân công EB3 thì phần nhiều là các bang ở giữa nước Mỹ và mé bờ Đông. Bên phía Tây và cận Tây của nước Mỹ sa mạc và đồi trọc nhiều nên nguồn nước hay bị thiếu không thuận lợi cho nông nghiệp. Có tiểu bang California trồng cam, trồng nho cũng nhiều nhưng phía bên đó dường như thấy toàn những công ty gốc Mexico. Công ty Mexico thường họ tuyển đồng bào của họ tại vì dân số Mexico cũng đông cần phải giải quyết nhân lực mà nước này lại nằm sát Mỹ nữa nên chi phí đi lại sẽ rẻ. Rồi lịch sử đất của Mỹ nhiều vùng trước đây là của người Mexico bị chiếm mất nên bây giờ người Mexico và chính phủ Mexico rất đồng thuận trong việc âm thầm đưa dân nước họ đến sống lại trên đất ngày xưa của cha ông họ. Bên 3 tiểu bang Arizona, New Mexico và Texas cũng vậy, các nhà máy và trang trại gốc gác Mexico cũng rất nhiều. Chuyện đó dài dòng…
   
   (48 tiểu bang đất liền của nước Mỹ giống như con heo mập nghển cổ!)
   
        (Nước Mỹ màu xanh và màu vàng)
   
                    (Nước Mỹ về đêm)
    
        (Đồi núi Cali)
   
         (Màu xanh ở tiểu bang Alabama)
Lại nói về mấy nhà máy ở giữa nước Mỹ và bên bờ Đông thì các tiểu bang có dính líu là Nebraska, Arkansas, Kansas, Mississippi, Missouri, Kentucky, Tennessee, Delaware, Maryland, Virginia, North Carolina, South Carolina, Georgia, Alabama, Florida… Trong đó tuyển nhân công Việt Nam thì hiện nay tiểu bang Georgia có vẻ đang lao xao nhất. Không hiểu tại sao Gieorgia lại nổi lên như vậy?
Mấy tiểu bang phía Bắc và Đông Bắc của nước Mỹ hình như không thấy dính líu nhiều đến chăn nuôi với trồng trọt? Có lẽ do mùa Đông trên đó dài và lạnh quá nên ít thuận lợi cho nông nghiệp? North Dakota, South Dakota, Minesota, Wisconsin, New York và 6 tiểu bang vùng New England với Massachusetts, New Hampshire, Maine… mùa Đông tuyết rơi có khi làm sập garage luôn! Cũng may nhân công EB3 không phải lên mấy vùng này, người Việt mình ở vùng tuyết không quen mùa Đông chảy máu mũi um xùm vì máy heat thường được bật nóng quá. Các tiểu bang phía dưới mùa Đông tuy lạnh những đỡ hơn phía trên rất nhiều.
Bên bờ Đông đồng bằng nhiều dân số đông hơn bờ Tây, các thành phố cũng liền kề gần nhau hơn và nhiều hơn bờ Tây. Đại thể nơi đô hội nhất của mỗi tiểu bang thường là thành phố thủ phủ, ra khỏi trung tâm 1 thành phố này rồi chạy xe khoảng 5-6 chục mile thì lại có một thành phố lao xao khác, có thực phẩm Á Đông… Mấy đoạn giữa đó là ngoại ô và rừng. Bờ Đông nước Mỹ rất nhiều rừng, màu xanh nhiều hơn bờ Tây rất nhiều. Bờ Tây các thành phố nhiều nơi cách xa miệt mài, màu sắc toàn là vàng và nâu và trắng, tức là màu của cỏ úa, sa mạc, đá sỏi, đồi trọc. Còn vùng giữa nước Mỹ thì trống trải nhiều, đồng ruộng bao la đi cả ngày không hết, như lúa mì ở tiểu bang Kansas chẳng hạn chạy xe từ sáng tới chiều vẫn là lúa mì và lúa mì và lúa mì… Mấy tiểu bang như Oklahoma với Kansas với Arkansas người Việt mình ít chịu tới ở dù làm có tiền nhiều, mọi người than buồn!
Nhưng mà như đã nói dù buồn hay vui thì nhân công EB3 cũng chỉ chịu đựng 1-2 năm mà thôi. Thường là sau 1 năm các nhà máy đồng ý cho nhân công có thể nghỉ việc rồi tùy nghi hành động nên chuyện sống ở một vùng đất nào đó dù không như ý thì khoảng thời gian ngắn như vậy không phải là không thể chịu được. Mới lại nói cho rõ nữa chuyện buồn vui là tâm trạng con người thôi chứ về môi trường sống thì tất cả đều là chất lượng Mỹ hết. Thiên nhiên môi trường Mỹ trong sạch, giao thông an toàn, thực phẩm an toàn… Trẻ em đi học có xe bus đưa rước, khi đau khi ốm có y tế Mỹ lo… Người Á Châu qua Mỹ hay đứng núi này trông núi nọ chứ người Mỹ ở tại chỗ họ vẫn sống bao nhiêu đời. Điệp viên 0070 đi đây đi đó khắp nước Mỹ thấy ở đâu cũng có người sống hết dù là hẻo lánh.
Ở đâu quen đó sống chỗ nào cũng được ah, huống hồ chỉ là 1-2 năm!
Advertisement
  1. Thao
    17.07.2017 at 00:30

    Đọc bài viết của anh, thấy thích quá.

  2. Loan Chế
    14.08.2017 at 00:30

    Bài viết của Anh rất hay dễ hình dung về cuộc sống thực nơi này! Anh chụp kèm thêm nhiều ảnh gắn liền với nội dung chắc hấp dẫn nữa!

  3. SƠN
    24.08.2017 at 00:30

    Bài viết thú vị. Anh có thể cho mình xin số điện thoại để trao đổi nhiều hơn được không? Cám ơn anh rất nhiều.

  4. Nha
    10.09.2017 at 00:30

    Tôi đã đọc 1 số bài viết về Eb3 của anh. Tôi có một số thắc mắc anh có thể giúp tôi được không? Trả lời tôi qua gmail nhe truongthinha2007@gmail.com

  5. 18.10.2017 at 00:30

    HI anh, em có gởi mail cho anh, anh check giúp em với. Cám ơn anh nhiều a.
    Minh Hậu

  6. Thao
    06.04.2018 at 00:30

    Có tài viết lách.

  7. MinhThanh
    25.08.2018 at 00:30

    Em đang hồi âm của anh ah.

    • 25.08.2018 at 00:30

      Hồi âm gì trời, trả lời rùi muh!

      • MinhThanh
        25.08.2018 at 00:30

        Da em tìm hoài k thấy câu trả lời của anh, Hic Hic

    • 25.08.2018 at 00:30

      Khổ. Em hỏi trong bài nào thì em tìm trong bài đó. Em tìm trong bài này sao mà ra.
      Em chuyển diện được nhưng em hiểu không chính xác về sự chuyển diện của EB3 rồi.

      • MinhThanh
        25.08.2018 at 00:30

        Dạ anh, vậy em làm sao đề được chuyển diện cho chính xác anh oi,tui e ở Sài gòn, a giúp tui em với.

      • 25.08.2018 at 00:30

        +1 6179639025

      • 28.08.2018 at 00:30
  8. Thuy Nguyen
    18.09.2019 at 00:30

    Rảnh rảnh là hóng bài của anh Hồng già dễ thương! E đã nộp I140 hoi đầu tháng 5/2019 ( e đang o Việt Nam). Cty e pv là cty Koch food làm gà ở Alabama. A cho e xin thông tin khu vực e sẽ làm việc ( giá nhà thue, giao thong, thoi tiet….) và Thời gian e chờ khoản bao lâu nữa sẽ xong hồ sơ ? E cảm ơn anh!

  9. 18.09.2019 at 00:30

    Rảnh rảnh hóng bài viết của anh Hồng già dễ thuong!
    Anh tv giúp em với. E nộp I140 vào khoản giũa tháng 5/2019. cong việc làm gà tại cty Koch food Alabama. Anh cho e xin thông tin về khu vực đó( giá nhà thuê, giao thong, thoi tiet….) và hsơ e thì khoản khi nào thì đuoc pvan ? Cảm on anh!

    • 02.10.2019 at 00:30

      Làm ở đâu cũng hơn 1 năm thôi, ở đâu cũng sống được. Mỹ mà.

  1. No trackbacks yet.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: