Câu chuyện về một tội phạm Việt Nam đã không bị trục xuất khỏi Mỹ.
Tại một phiên tòa Tạm Tha tháng 10 năm 2005, T.M. Lê được nhắc nhở rằng ông đã bị lên kế hoạch trục xuất sau khi được thả khỏi một nhà tù New York.
“Và ông nên hiểu rằng nếu ông bị trục xuất ông sẽ không thể trở lại vào Hoa Kỳ mà không được sự cho phép của chính phủ, hoặc ông sẽ quay lại ngay vào tù”, một ủy viên Hội Đồng Tạm Tha nói với Lê, người bị bắt giam trong một vụ giết năm 1993 tại Rochester, trong một sự vụ ông đã bắn một người đàn ông vào đầu.
Vâng, Lê đã trả lời, ông muốn trở về quê nhà Việt Nam, đoàn tụ với vợ và đi làm việc trong nghành máy điều hòa không khí và máy sưởi. “Khi tôi bị trục xuất, tôi có thể có được một cơ hội trở về nước tôi”, Lê, người đã vào Hoa Kỳ bất hợp pháp vào năm 1990 khi còn là một thiếu niên, nói.
Lê đã được thả 2 tháng sau đó, nhưng không bao giờ phải quay trở lại Việt Nam. Và bây giờ ông là một nghi can trong một vụ giết người khác ở Philadelphia, trong đó có hai người đàn ông đã bị cứa cổ họng và xác họ bị dìm xuống sông Schuylkill.
Kẻ giết người ở Rochester bị cáo buộc trong hai vụ án mạng anh em nhà Philly.
Lê, bây giờ 43 tuổi, là một trong hàng ngàn người nhập cư đã bị ra một lệnh trục xuất sau khi chịu án tù có thời hạn tại Hoa Kỳ, nhưng không thể về Việt Nam được vì đất nước của ông không muốn nhận ông. Đổi lại, ông đã được thả ra từ trại giam.
Một số thành viên trong Quốc hội đã thúc đẩy để tiếp tục giam giữ những tên tội phạm, một hành động mà Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã coi là vi hiến.
“Một quan tòa di trú đã ra lệnh cho T.M. Lê phải ra khỏi Hoa Kỳ trong tháng 10 năm 1998 khi ông đang thụ án tù với Cục Trại Giam New York với những trọng tội, bao gồm tội ngộ sát và tấn công,” Carissa Cutrell, một phát ngôn viên Cơ Quan Thi Hành Trục Xuất ICE, cho biết trong một email.
“Lúc đó, Hoa Kỳ đã không có một thỏa thuận hồi hương tức thì với Việt Nam để đưa công dân trở lại nước họ”.
Bị chộp ở Virginia
Hôm thứ ba, lực lượng Marshals của liên bang đã bắt giữ Lê ở Motel 6 tại Ashland, bang Virginia, với những cáo buộc rằng trong tháng Tám, ông và các thành viên của băng BTK Philadelphia “Born to Kill” đã cứa cổ họng của Việt Huỳnh và Vũ Huỳnh và sau đó dìm xác họ trên sông Schuylkill. Hai nạn nhân là anh em đa bị đồng bọn cho rằng họ đã đánh bạc mất 100,000 $ tiền của băng đảng dự định để mua ma túy.
Lê và những người khác trong băng đảng BTK bị cáo buộc đã đánh đập và đâm 2 anh em và 1 người đàn ông khác và ném họ xuống sông. Người thứ ba sống sót, tự trốn được và bơi đến nơi an toàn.
Bị xác định là nghi can trong vụ giết người, Lê đã bị điều tra ở Rochester và Buffalo trong những tháng ngay sau khi vụ giết người. Ông được đặt trong danh sách 15 người bị truy nã nhất của Marshal Hoa Kỳ.
Marshal tìm thấy Lê cùng vợ con ở nhà trọ Ashland. Lê đã cố gắng trốn thoát qua trần phòng tắm.
Vụ giết người ở Rochester.
Năm 1993, Lê đã bắn chết một người đàn ông bên ngoài một tiệm Bida ở Bắc Clinton Avenue thành phố Rochester, và làm bị thương một người khác, bắn vào đầu người này.
Ông tuyên bố ông chỉ tự vệ. Một bồi thẩm đoàn đã tuyên bố trắng án cho ông về tội giết người và kết án ông tội ngộ sát, cùng với tội tấn công. Lê, người đã bị ra lệnh trục xuất, đã được thả trong tháng 12 năm 2005.
Không thể bị trục xuất về Việt Nam, và bị cấm giam giữ vô thời hạn, Lê ban đầu sống ở Rochester và sau đó chuyển đến khu vực Philadelphia. Ở đó, ông vẫn nằm dưới sự giám sát và theo dõi của ICE cho đến năm 2011.
“Sau khi thả Lê ra khỏi tù … Trại giam New York trao Lê cho ICE,” phát ngôn viên của ICE Cutrell viết. “Là một sự thay thế cho bị trục xuất, ICE đặt Lê trong một Lệnh Giám Sát. Lê ngừng trình diện ICE theo như yêu cầu của các điều khoản và điều kiện của Lệnh Giám Sát, trong năm 2011.”
Nơi ở của Lê là không rõ, nhưng đã trở thành một vấn đề cấp bách cho các sỹ quan thực thi pháp luật sau vụ tháng Tám. Hồ sơ cho thấy rằng trong những tuần sau khi vụ giết người Marshals liên bang ở Rochester liên tục giám sát dữ dội vào khu vực mà họ nghĩ rằng Lê có thể ở đó. Nhưng ông đã không xuất hiện ở đó.
Thông tin cuối cùng đã dẫn các nhà điều tra Marshals tới Virginia, James Burke, giám sát của Marshal Hoa Kỳ đối với những tội phạm bỏ trốn Fugitive Task Force ở Philadelphia cho biết.
Tuần này, khi được hỏi lý do tại sao Lê vẫn còn ở Hoa Kỳ, Burke nói rằng Việt Nam đã không nhận ông ấy.
Không thể bị trục xuất
Khi Lê đã bị bắt và bị kết án về tội ngộ sát ở Rochester, Việt Nam và Hoa Kỳ đã không có một thỏa thuận hồi hương. Bây giờ hai nước đã ký, nhưng Lê vẫn không đủ điều kiện bị trục xuất theo các điều khoản.
“Trong năm 2008, Việt Nam đồng ý cho Hoa Kỳ trả lại công dân Việt Nam, nhưng chỉ có những cá nhân vào Hoa Kỳ sau tháng 7 năm 1995,” Cutrell viết. “Đây là thời điểm mối quan hệ ngoại giao đã được tái thiết lập giữa hai nước. Kể từ khi Lê bước vào Hoa Kỳ trong năm 1990, ông đã không đáp ứng các điều khoản của thỏa thuận.”
Hiện vẫn còn các nước khác hoặc từ chối chấp nhận người bị trục xuất tội phạm từ Hoa Kỳ hoặc là làm ngơ không phản hồi. Cuba, Iran và Lào là một trong những quốc gia này, theo tiết lộ của Quốc hội.
Với các cuộc tranh luận về dân nhập cư bùng phát tại Hoa Kỳ, vấn đề đã được trọng tâm của cuộc điều trần của Quốc hội. Các buổi điều trần đã nêu bật những tội ác tàn bạo của những người nhập cư đã được dự kiến sẽ bị trục xuất nhưng không được.
Năm 2012, B. T. Lục, một người nhập cư Việt với một quá khứ hình sự kéo dài, đã bị buộc tội giết chết năm người trong một ngôi nhà ở San Francisco. Sáu năm trước, một quan tòa di trú ra lệnh cho ông bị trục xuất, nhưng ông không thể được trả lại cho Việt Nam. trường hợp đó là vẫn chưa được giải quyết.
Một năm trước đó, Omar Kalmio, một công dân Somali, bị kết án một trong những tội ác đẫm máu nhất trong lịch sử Bắc Dakota, giết người mẹ của đứa con mình và ba người khác. Nhiều năm trước, ông đã bị ra lệnh trục xuất sau khi đâm một người đàn ông ở Minnesota ở lưng và mặt, theo báo Minneapolis Star-Tribune.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó ông đã được thả, coi thường các cáo buộc hình sự, Somalia lúc đó đã không có chính phủ và Kalmio không thể bị giam giữ vô thời hạn. Thay vào đó, ông đã được đặt vào tình trạng giám sát của ICE.
“Điều này có thể tránh được nếu ông bị trục xuất sau khi bị kết án ở Minnesota,” một cảnh sát trưởng Bắc Dakota, nói về vụ giết 4 người, nói với Star-Tribune. Kalmio hiện đang có cuộc sống trong tù vì tội giết 4 người đó.
Năm 2001, Tòa án tối cao phán quyết trong trường hợp của vụ Zadvydas vs Davis rằng một sự giam giữ vô thời hạn của người nhập cư là trái hiến pháp.
Kestuitis Zadvydas, một người nước ngoài thường trú tại Hoa Kỳ, là một tên trộm và bán ma túy bị kết án đã thách thức việc tiếp tục giam giữ sau khi anh ta không thể bị trục xuất về Lithuania hoặc Đức. Cả hai nước đều từ chối nhận anh. Anh ta đã được sinh ra là con trai của cha mẹ là người Lithuania sống ở Đức, nhưng không phải là một công dân của cả 2 nước này.
Ông đã thách thức việc giam giữ mình và trường hợp này được đưa ra Tòa án tối cao.
Trước khi có phán quyết của Tòa án Tối cao, các quan chức di trú đã giữ hàng ngàn người nhập cư bị bắt giữ – trong nhiều năm qua – Những người đã có lệnh trục xuất sau khi chấp hành án hình sự nhưng quê hương của họ đã không chịu nhận người.
Bây giờ, hàng ngàn người trong các trường hợp tương tự được thả hàng năm.
Giữa đầu năm 2009 đến tháng Năm của 2011, ICE thả hơn 12.700 người nhập cư bất hợp pháp những người đã có Lệnh Trục Xuất nhưng không thể trục xuất được, Gary Mead, Phó Chỉ Huy của ICE, nói với một ủy ban của Quốc hội trong năm 2011.
Trong khi một số người đã được thả, con số phạm tội mới là không đáng kể, Mead nói. Chỉ có 7 phần trăm là “tái ở tù” của ICE,” ông nói.
Luật sư di trú Matthew Kolken dựa trên vụ Buffalo cho biết phán quyết của Tòa án Tối cao đã đúng hiến pháp: Cuộc đời của một con người rất ngắn, họ không nên bị giam giữ vô thời hạn.
“Nếu bạn đã chịu án cho tội hình sự của bạn, bạn đã hoàn trả nợ của mình cho xã hội Mỹ,” Kolken nói.
Bởi như luật pháp trong trường hợp Zadvydas, T.M. Lê được thả ở Philadelphia năm ngoái. Nếu bị kết tội giết người đối với anh em Huỳnh, ông có thể phải đối mặt với án tử hình.
Luật sư Charles Schiano Jr., người bảo vệ Lê tại phiên tòa năm 1994 của ông ở Rochester, tuần trước đã rất ngạc nhiên khi biết tin về các cáo buộc chống lại Lê ở Philadenphia.
Ông đã rất ngạc nhiên khi biết rằng Lê đang ở Philadelphia.
“Sự hiểu biết của tôi là sau khi ông ta đã bị trục xuất lẽ ra ông ta đã về Việt Nam rồi chứ” Schiano nói.
At an October 2005 parole hearing, T. M. Le was reminded that he was scheduled for deportation after his release from a New York prison.
“And you understand that if you’re deported you cannot come back into the United States without permission of the government, or you’ll go right back to prison,” a parole commissioner told Le, who was jailed for a 1993 killing in Rochester in which he fatally shot a man in the head.
Yes, Le answered, he wanted to return to his home country of Vietnam, reunite with his wife and go to work in the air conditioning and heating field. “Since I have deportation, I can get a second chance by being deport back to my country,” said Le, who’d come into the U.S. illegally in 1990 as a teenager.
Le was released two months later, but never returned to Vietnam. And now he is a suspect in a double-slaying in Philadelphia, in which two men were killed — their throats slashed and their bodies dumped in the Schuylkill River.
Some members of Congress have pushed for continued confinement of these criminals, an action that the U.S. Supreme Court has deemed unconstitutional.
“An immigration judge ordered T. Le removed from the United States in October 1998 while he was serving a prison sentence with the New York State Department of Corrections for a variety of felony convictions, including manslaughter and assault,” Carissa Cutrell, a spokeswoman for Immigration and Customs Enforcement, or ICE, said in an email.
“At that time, the United States did not have a repatriation agreement in place with Vietnam to facilitate the return of Vietnamese citizens.”
Nabbed in Virginia
On Tuesday, federal marshals arrested Le at a Motel 6 in Ashland, Va., on allegations that in August he and members of Philadelphia’s BTK Gang — for Born to Kill — cut the throats of Viet Huynh and Vu Huynh and then disposed of the bodies in the Schuylkill River. The two victims were brothers who allegedly gambled away $100,000 in gang money that they were expected to use to buy drugs.
Le and others in the BTK gang allegedly bound, beat and stabbed the brothers and another man and threw them in the river. The third man survived, freed himself and swam to safety.
Identified as a suspect in the killings, Le was suspected to be in Rochester and Buffalo in the months immediately after the homicides. He was placed on the U.S. Marshals 15 Most Wanted List.
Marshals found Le, his wife and children at the Ashland motel. Le tried to escape through the bathroom ceiling.
Rochester killing
In 1993, Le fatally shot one man outside of a North Clinton Avenue pool hall in Rochester, and wounded another by shooting him in the head.
He claimed self-defense. A jury acquitted him of murder and convicted him of first-degree manslaughter, along with other assault-related charges. Le, who’d been ordered deported, was released to parole in December 2005.
Unable to be deported to Vietnam, and prohibited from indefinite detention, Le initially lived in Rochester and then moved to the Philadelphia area. There he remained under ICE supervision and monitoring until 2011.
“Upon Le’s release from prison … the New York State Department of Corrections turned Le over to ICE custody,” ICE spokeswoman Cutrell wrote. “As an alternative to removal, ICE placed Le on an order of supervision. Le stopped reporting to ICE as required by the terms and conditions of his order of supervision in 2011.”
Le’s whereabouts were unknown, but became a much more pressing issue for law enforcement officials after the August slayings. Records show that in the weeks after the killings federal marshals in Rochester kept intense surveillance on a local home where police thought he might be. He did not appear there.
Information eventually led the Marshals Service investigators to Virginia, said James Burke, supervisor of the U.S. Marshals Fugitive Task Force in Philadelphia.
Asked this week why Le was still in the U.S., Burke said that Vietnam wouldn’t have him.
Could not be deported
When Le was arrested and convicted for the Rochester killing, Vietnam and the U.S. did not have a repatriation agreement. Now the two countries do, but Le remained ineligible for deportation under the terms.
“In 2008, Vietnam permitted the United States to return Vietnamese citizens, but only those individuals who entered the United States after July 1995,” Cutrell wrote. “This is the date diplomatic relations were re-established between the two countries. Since Le entered the U.S. sometime in 1990, he did not meet the terms of the agreement.”
There are still other countries that either refuse to accept criminal deportees from the U.S. or are bureaucratically unresponsive. Cuba, Iran and Laos are among those countries, according to congressional testimony.
With the immigration debate flaring in the U.S., the issue has been the focus of congressional hearings. The hearings have highlighted brutal crimes committed by immigrants who were expected to be deported but were not.
In 2012, B. T. Luc, a Vietnamese immigrant with a lengthy criminal history, was accused of killing five people in a San Francisco home. Six years before, an immigration judge ordered him deported, but he could not be returned to Vietnam. That case is still unresolved.
A year earlier, Omar Kalmio, a Somali national, committed one of the deadliest crimes in North Dakota history, murdering the mother of his child and three others. Years before, he had been ordered deported after stabbing a man in Minnesota in the back and face, according to the Minneapolis Star-Tribune.
However, at the time he was released on the criminal charges, Somalia had no working government and Kalmio could not be indefinitely detained. Instead, he was placed on ICE supervision.
“This may have been avoided had he been deported after that conviction in Minnesota,” a North Dakota police chief, speaking about the four murders, told the Star-Tribune. Kalmio is now serving life in prison for the quadruple murder.
In 2001, the Supreme Court ruled in the case of Zadvydas vs. Davis that an indefinite detention of immigrants was unconstitutional.
Kestuitis Zadvydas, a resident alien in the U.S., was a convicted thief and drug dealer who challenged his continued confinement after he could not be deported to Lithuania or Germany. Both countries refused to accept him. He had been born the son of Lithuanian parents living in Germany, but was not a citizen of either country.
He challenged his continued immigration detention, and the case reached the Supreme Court.
Before the Supreme Court ruling, immigration officials had kept thousands of immigrants detained — some for years — who had been ordered deported after serving criminal sentences but whose homelands would not take them.
Now, thousands in the same circumstances are released annually.
Between the start of 2009 and May of 2011, ICE released more than 12,700 illegal immigrants who were ordered deported but could not be, Gary Mead, ICE’s executive associate director of enforcement and removal, told a congressional committee in 2011.
While some of those who were released committed new crimes, their numbers were not substantial, Mead said. Only 7 percent had been “re-booked into ICE custody,” he said.
Buffalo-based immigration lawyer Matthew Kolken said the Supreme Court ruling was constitutionally logical: Short of a life sentence, someone should not be detained indefinitely.
“If you’ve served your criminal time, you’ve repaid your debt to American society,” Kolken said.
Because of the ruling in the Zadvydas case, T. M. Le was free in Philadelphia last year. If convicted of the killings of the Huynh brothers, he could face the death penalty.
Local attorney Charles Schiano Jr., who defended Le at his 1994 trial in Rochester, was surprised last week to learn of the Philadelphia allegations against Le.
He was surprised to hear that Le was in Philadelphia.
“My understanding was that after he did his state time he was going to go home,” Schiano said.
GCRAIG@DemocratandChronicle.com
Nguồn: