Home > Tìm hiểu về sự trục xuất khỏi Hoa Kỳ, Uncategorized > Câu giờ và những lối thoát khi bị ra Tòa Án Di Trú.

Câu giờ và những lối thoát khi bị ra Tòa Án Di Trú.

Câu giờ là một cách nói dân gian cho vui.

Nói bài bản phải là kéo dài thời gian.

Các bị can thường kéo dài thời gian của một phiên tòa di trú nhằm mục đích tìm kiếm những phát sinh có lợi cho mình.

Kéo dài thời gian để có thể làm thủ tục kết hôn hoặc sinh con trên đất Mỹ hoặc chờ người thân thi xong quốc tịch và trở thành công dân Mỹ sẽ có tiếng nói được ưu tiên hơn khi xin tòa châm chước cho thân nhân…

Kéo dài thời gian phải đúng luật.

Kéo dài thời gian được cũng là do Luật Di Trú và nước Mỹ rất nhân đạo.

Sự nhân đạo này dành cho những trường hợp thông thường. Nếu các vụ án được chuyển qua Tòa di trú có liên quan đến phạm pháp hình sự thì khó câu giờ và lạng lách hơn.

– Kéo dài thời gian khi hồ sơ vẫn chưa được Cục Di Trú chuyển lên Tòa:

Ít người xin kéo dài thời gian trong thời gian này trừ khi bị bệnh hoặc sinh em bé vì sự khiếu nại Cục Di Trú thường ít có tác dụng thay đổi được những quyết định đã ban hành mà lại tốn tiền nhiều. Luật cho phép đương sự khiếu nại hoặc mong được xem lại quyết định của Cục Di Trú bằng form I- 290B Notice of Appeal or Motion hoặc I- 694 Notice of Appeal of Decision under… tùy theo trường hợp với mức phí là 630 và 755 đô la. Ngoài ra còn có form EOIR-29 Notice of Appeal to the Board of Immigration Appeals from a decision of an Immigration Officer cho phép đương sự khiếu nại lên thẳng Ban Giải Quyết Khiếu Nại Di Trú của Bộ Tư Pháp với phí 110 đô la. 

– Kéo dài thời gian trước khi Tòa xử:

Bị can có thể xin Tòa cho lùi thời gian xử để chuẩn bị tài chính thuê luật sư hoặc để tìm luật sư chất lượng.

Hoặc có thể gửi mẫu thông báo đổi địa chỉ cho Tòa nếu chuyển qua nơi ở mới.

– Kéo dài thời gian trong quá trình xử:

Thông báo thay đổi địa chỉ lần nữa.

Hoặc luật sư có thể xin Tòa sao lục giấy tờ, nghe lại các băng đĩa Cục Di Trú hoặc cảnh sát đã gửi cho Tòa với lý do để hoàn chỉnh hồ sơ biện hộ.

Xin thêm thời gian vì phải chăm sóc con còn nhỏ.

Nếu bị đau ốm bệnh tật luật sư có thể xin dời ngày xử

Xin Tòa xem xét cho xin tỵ nạn.

Xin Tòa xem xét cho được chống trục xuất

Xin Tòa xem xét bị cáo đã có đơn bảo lãnh của vợ – chồng hoặc bị cáo là trụ cột của gia đình hoặc là con một của gia đình…

Xin Tòa cho phép được tự nguyện về nước.

Các kiểu lạng lách này bao gồm đủ kiểu đơn từ tương ứng. Có lẽ mai mốt viết riêng một phần gọi là Chống Trục Xuất sẽ chi tiết hơn.

– Sau khi Tòa phán quyết:

Xin được kháng án phán quyết của quan tòa lên Ban chuyên về kháng án luật di trú Boar of Immigration Appeals bằng mẫu đơn EOIR-26 Notice of Appeal from a decision of an Immigration Judge.

Sau đó nếu còn sức thì kháng án tiếp lên Tòa Án Liên Bang nhưng ít ai làm điều này vì khả năng toại nguyện là rất thấp.

Có những trường hợp đặc biệt, bị cáo có thể xin hủy lệnh trục xuất cho dù đã từng phạm tội nặng nhưng là công dân của một số nước được chính phủ Hoa Kỳ châm chước như El Salvador, Guatemala và các nước Đông Âu, Liên Xô cũ… Form này là I-881 Application for Suspension of Deportation or Special Rule Canceliation of Removal.

Thêm nữa có nhiều công dân của những quốc gia dù muốn Hoa Kỳ cũng không thể trục xuất được nếu Bộ Ngoại Giao Hoa Ký xếp những quốc gia đó vào danh sách vi phạm nhân quyền hoặc có thành tích hay tra tấn công dân và 2 bên không có Hiệp Định Dẫn Độ Trục Xuất.

Đại để quá trình kéo dài thời gian và các lối thoát là như vậy.

Một vụ xử di trú theo luật khoảng mấy tháng là xong nhưng khi đương sư và luật sư cùng nhau câu giờ thì vụ việc thường lâu tới ít nhất là 18 tháng.

Trong 18 tháng đó người ta có thể làm được rất nhiều chuyện và xin được nhiều lối thoát như đã trình bày để tìm cách ở lại Mỹ đúng luật vì nước Mỹ và luật Mỹ rất bao dung, nhân đạo.

Advertisement
  1. Jake
    20.12.2014 at 00:30

    Đọc bài này tôi có 1 thắc mắc là liệu Việt Nam có nằm trong những quốc gia đó vào danh sách vi phạm nhân quyền hoặc có thành tích hay tra tấn công dân và 2 bên không có Hiệp Định Dẫn Độ Trục Xuất mà bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp vào không ?

    • 27.12.2014 at 00:30

      Việt Nam không chính thức bị coi là một quốc gia tra tấn công dân nhưng Hiệp định dẫn đọ hết hạn bị 2 bên bỏ lửng không ký tiếp. Sự bỏ lửng đó là do các vấn đề chính trị và ngoại giao nhạy cảm cả 2 bên đều không tiện công bố. Bỏ lửng không ký tiếp vì Hoa Kỳ không muốn bị coi là vô nhân đạo và Việt Nam cũng không muốn mang gánh nặng cho quốc gia của mình…

  2. tri
    22.02.2015 at 00:30

    nhan tin chuc tet anh trai co nhan dc ko, em gui qua email ay, vi em ko co dt, ko internet, nen ko biet chuc tet bang cach nao nua.

  1. No trackbacks yet.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: