Home > Thư viện - Tư liệu, Uncategorized > di bui Đường vào đất Thái.

di bui Đường vào đất Thái.

Tất nhiên vào Thailand lẹ nhất là máy bay!
Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn cứ lên ngồi khoảng tiếng rưỡii thì tới Bangkok liền. Nhưng mà đi du lịch xứ người mà bay trên trời thì không khoái bằng đi đường bộ. Dân ba lô chuộng đi dưới đất hơn nếu không cách xa quá hoặc không bơi qua được biển rộng.
Đi du lịch theo tour có người đưa kẻ rước thì nhàn nhưng ít trải nghiệm và khám phá nên ai có dịp nên đi ba lô sẽ thấy rất vui.
Thai land tiếp giáp với Lào, Cambodia, Miến Điện và Malaysia nên ba lô Việt Nam muốn vào vương quốc Xiêm La phải qua những nước này. Do Myanmar nằm tít bên kia, mé bờ Tây gần Ấn Độ nên phe ta thường ít đi nhờ qua cổng nước này mà chủ yếu hay qua đường Lào và Cambodia nhiều hơn. Dân ba lô có cỡ thì có người đi ké đường Malaysia vào.
Từ Nam Bộ muốn đi Thailand các chiến hữu nên đi lên Tây Ninh rồi vượt của khẩu Mộc Bài vào xứ Chùa Tháp, cứ đi thẳng một đường thì tới Phnompenh. Mấy xe du lịch khu Phạm Ngũ Lão như Cafe Sinh đưa khách tới tận nơi luôn, tức là khu ba lô trên Đại lộ Monivong. Hành trình Sài Gòn- Phnompenh có chạy qua sông Mekong bằng phà Neak Loeang chạy từ sáng đến khoảng 3-4 giờ chiều thì tới. Việt Nam và Cambodia đã miễn visa cho nhau nên phe ta chỉ cần hộ chiếu là nhập cảnh được. Lệ phí đạp đất đóng khi nhập cảnh khoảng mấy chục ngàn. Rẻ chán so với thời phải nộp lệ phí xin visa tới 25 đô. Ngủ lại Phnompenh một đêm sáng ra lấy xe đi lên biên giới nằm cạnh Thailand là Poipet.
Cũng sáng đi chiều tới.
Mấy xe này nằm ngay phía trước các khách sạn khu ba lô ở Phnompenh. Xe đi theo đường số 5, cung đường dưới của Biển Hồ Tonle Sap. Đường này dài khoảng 350km chạy ngang qua Batambong chứ không chạy qua Siemriep. Cung đường Phnompenh-Siemriep là đường số 6 dài hơn một xíu, chạy mé phía Bắc của hồ lớn này. Cách biên giới khoảng 50 cây số có thị trấn vùng biên Sisophon. Cả hai cung đường đều gặp nhau ở đây trước khi lên biên giới. Dân chúng ở đây mới nhìn thấy hung tợn nhưng tiếp xúc thấy cũng hiền lành. Người Cambodia da ngăm đen mà hay cởi trần đội khăn rằn nên nhìn thấy hơi dữ… Đường từ Sisophone đến biên giới Poipet ngày trước xấu không tưởng tượng nổi, có thể nói là con đường của những chuyến xe bão táp. Nếu ai đi Siemriep xong rồi mới qua Thailand thì phải chuẩn bị tinh thần mạnh hơn nữa vì đường đi từ Siemriep lên biên giới bao trùm luôn đoạn Sisophon- Poipet, dài gấp 3 lần chuyến xe bão táp kia.
Hy vọng bây giờ đường tốt hơn.
Thành phố bên kia của Thailand là Aryanprathet. Tên thành phố này khó đọc quá nên mãi mình không nhớ được. Tức mình nên chia nó ra làm 2 phần để nhớ: Aryan và Prathet, sau rồi cũng ghim được vào đầu. Từ chợ biên giới vào bến xe công cộng chỉ 10 phút xe ôm hoặc Tuktuk. Đi tới đi lui trên đất Thái giá cả mắc hơn Việt Nam một chút, loanh quanh mấy chục bath bằng mấy chục ngàn. Ngay biên giới có bãi đậu xe lớn nhưng nhưng mấy xe bus của các công ty theo tour du lịch không nhận khách lẻ.
Ai mà ở Miền Tây có thể đi qua biên giới Cambodia ngả Châu Đốc, đi bằng thuyền qua cửa khẩu Vĩnh Ngươn. Nhưng qua tới bên kia biên giới thì địa hình thuộc vùng quê của 2 tỉnh Takeo và Cambod nên đường xá lên Phnompenh không thuận tiện. Hạ tầng của Cambodia còn nghèo nên di chuyển từ quê lên tỉnh rất khó khăn và xe lên thủ đô một ngày chỉ có một chuyến mỗi buổi sáng. Nếu ai từ Phnompenh xuôi Nam đi thành phố biển Shihanuk Ville chơi thì có thể qua vùng miền Nam Thailand theo cửa khẩu Kohkong. Từ Shihanuk Ville đi tàu dọc bờ biển hơn hai tiếng là tới Konkong,rồi bắt xe ôm lên biên giới chỉ khoảng mấy cây số. Đi Kohkong chỉ có đường biển là tiện chứ đi đường bộ từ Phnompenh khó vô cùng. Rừng núi Kohkong sông suối chằng chịt nên đi ô tô phải lên xuống phà tới 4 lần lận. Mất thời gian không chịu nổi như vậy mà ô tô cũng không phải có sẵn cho mình đi. Xe nhỏ như mấy xe Cá Mập của Toyota nhưng cũng chỉ có 1 hoặc 2 chuyến mỗi ngày. Gặp hôm đông khách thì đành phải chờ hôm sau mới có chỗ. Nếu nghiến răng leo lên xe thì bị chật như cá hộp vậy. Đi một lần rồi mãi mãi chia xa không biết bao giờ mới có dịp trở lại. Konkong giáp tỉnh Trat của miền Đông Nam Thailand. Cửa khẩu nơi này có lẽ là buồn thuộc loại nhất nhì thế giới, chỉ có dân địa phương qua lại và dân du lịch ba lô bén mảng tới. Bước qua biên giới rồi đi xe ôm xuống thị trấn Khlong Yai. Nơi đây khá nhộn nhịp và có xe Cá Mập chạy lên thủ phủ của Trat là thành phố Mueang Trat cách 60km. Xe chạy dọc đường biên giới Thai- Cambodia lao như hỏa tiễn. Đường rừng vắng vẻ mà rất tốt nên mấy bác tài đạp trên 100 cây số một giờ luôn. Từ tỉnh Trat lên phía Tây Bắc về hướng thủ đô Bangkok sẽ đi ngang qua Pattaya nên có thể ghé qua nơi này chơi cũng tiện.
Vào Thailand theo đường Lào thì có cửa khẩu Cầu Treo của Hà Tĩnh, Lao Bảo của Quảng Trị và Pờ Y của Kon Tum. Đường 9 Lao Bảo thì xôm tụ hơn mé đường 8 Cầu Treo và đường 11 Pờ Y nhưng dân ba lô từ Hà Nội đi thì nên qua Cầu Treo cho gần. Qua Cầu Treo thì cứ đi trong rừng miên man nhằm hướng Tây mà tiến. Đi mãi đi mãi khoảng 2 tiếng chui ra khỏi xứ rừng núi sẽ gặp thị trấn Viengkham nằm trên quốc lộ 13. Ai muốn đi Viengchan thì ngược lên Tây Bắc 200km, ai muốn đến Thakhek thì xuôi Nam khoảng gần 100km. Viengchan giáp Nongkhai bên Thailand, đi qua bằng cầu Hữu Nghị Thái- Lào I. Còn đoạn Thakhek qua Thailand chưa có cầu nên phe ta sẽ vượt biên giới bằng phà. Bên kia của Thailand là Nakhon Phanom khá bề thế dù là thành phố biên giới. Đi từ Huế hoặc Đà Nẵng đường 9 là hành lang Đông Tây quốc tế nên dân ba lô không đến nỗi vất vả như mấy đường khác. Có điều đường Lào cũng giống đường Việt Nam mới làm đó mà đã thấy ổ gà ổ trâu nên bây giờ đi mất nhiều thời gian hơn trước. Từ Lao Bảo đến Savanakhet sáng đi trưa tới. Savanakhet bây giờ có cầu Hữu Nghị Thái- Lào II nên qua sông nhanh hơn hồi còn phải đi phà. Xuống dưới phía Nam nữa, đường Pờ Y còn vắng vẻ hơn đường Cầu Treo nhiều. Rừng núi cũng rậm rạp hơn. Đi đường mà lỡ hỏng xe giữa chừng thì buồn như con chuồn chuồn. Vòng vèo trong rừng chán rồi thì đến Pakse, cũng khoảng 4 tiếng. Pakse với Ubon Ratchathani buôn bán rất nhộn nhịp. Pakse gần như điểm cuối của quốc lộ 13, phía Nam Lào. Vì từ Pakse đi xuống mé biên giới Cambodia toàn rừng núi chứ chẳng có mấy nhà dân.
Thailand và Lào cách nhau bằng biên giới tự nhiên là con sông Mekong. Cách một con sông thôi mà thấy quang cảnh Lào và Thailand khác nhau một trời một vực. Đại để các thành phố của Thailand đều ra dáng đô thị hơn, sạch sẽ và quy mô, phía Lào còn lạc hậu nhiều. Các bến xe của mấy thành phố vùng biên Thailand đều nằm gần cửa khẩu 10-15 phút Tuktuk, 40-60 bath…

Mấy nơi heo hút có cái vui là dân chúng không hề biết tiếng Anh nên muốn nói chuyện cứ  mạnh ai nấy nói rất là bùn cừi. Người hỏi thì nhiều lúc theo phản xạ văng toàn tiếng Việt mà người trả lời lại cứ tiếng Thái hoặc tiếng Miên mà phang xong rồi cộng thêm động từ to qwơ vung tay vung chân tá lả. Vậy mà vẫn hiểu nhau được mới lạ! Dân ba lô thật thông minh phi thường?

Phía dưới Tây Nam Thailand phe ta có thể đạp đất nước này bằng cửa khẩu Padang Besar nằm giữa biên giới hai nước Thailand và Malaysia và được dùng tên chung cho cả 2 nước. Cửa khẩu này nằm trên tuyến đường sắt quốc tế Singapore- Kuala Lumpur- Bangkok khá tiện lợi để vi vu. Có điều ai đi tàu lửa thì phải lưu tâm một chút. Đi xe bus thì không sợ bị lạc lối vì qua trạm cửa khẩu của hai nước đều phải lên xuống lên xe rất minh bạch nhưng đi tàu lửa thì dễ bị ngủ quên nên dễ bị sót vụ đóng dấu xuất nhập cảnh. Tàu dừng tại nhà ga phía bên Malaysia cho hành khách làm chung cả 2 thủ tục xuất cảnh Malaysia và nhập cảnh Thailand nhưng ai đang say giấc nồng mà gặp phải nhân viên nhà tàu tắc trách hoặc cố ý không gọi khách dậy (?) thì coi như vượt biên giới vào đến thành phố Hat Yai cách biên giới của Thailand 30 km mới biết bị hớ. Nghiễm nhiên thành người nhập cảnh bất hợp pháp và phải đóng tiền phạt cho món này hoặc ở nhà ga trong thành phố Hat Yai hoặc khi (bị) phát hiện trong nội địa đất Thailand.

Khi không tốn tiền mấy ngàn bath!

Thailand có cái hay là hạ tầng cơ sở cũng như hệ thống giao thông rất tốt. Thêm nữa người Thái hay dùng xe bus nên đi đâu cũng có đủ tuyến đủ điểm rất thuận tiện.
Mọi con đường đều đổ về Bangkok!
Câu này thật chính xác cho những chuyến xe của Vương Quốc Xiêm. Từ Chieng Mai, Nong Khai, Mukdahan, Ubon, Udon, Phuket, Pattaya… mọi chuyến xe đều dồn về Thủ Đô. Đất Thái không lớn lắm mà cũng không quá nhỏ nên với khoảng cách 600- 700km xa nhất từ các tỉnh mọi chuyến xe đêm luôn vào Bangkok lúc tảng sáng. Rõ ràng lên xe ngủ một đêm là tới nơi thì tiện và rẻ hơn máy bay nhiều. Hàng đêm xe bus tốc hành của Thái luôn tất bật và miệt mài lao đi trên trên mọi nẻo đường hướng tâm Bangkok như những dòng sông bạc. Quang cảnh này bất kỳ ai cũng có thể dễ thấy khi nửa đêm thức giấc quan sát những xa lộ về đêm được chiếu sáng rực rỡ bởi muôn vàn ánh đèn từ những chiếc xe bus 1 tầng 2 tầng rất hiện đại của đủ mọi thương hiệu. Có thể nói hệ thống xe tốc hành Thailand thuộc loại tốc độ và hiện đại nhất nhì thế giới.

   DSC03201
Cho nên đường vào Thailand rồi vào tới Bangkok có nhiều điều thú vị mà ai đi rồi sẽ thấy thật không uổng công.
  1. No comments yet.
  1. 15.09.2014 at 00:30

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: