Xin học cho con gái.

6.Trung tâm sẽ cung cấp cho con em của quý vị thức ăn nhẹ và người lớn có thể mua thức ăn ở khu vực chung quanh.
7. Xin cẩn thận! Quí vị sẽ phải bước xuống 32 bậc để vào Trung Tâm Khảo Sát.
Hai mục này được ghi trong tờ hướng dẫn của Trung Tâm Khảo Sát khi phát cho học sinh mới nhập trường và phụ huynh để tham gia quy trình đánh giá năng lực học tập của các em. Mình đọc câu này không khỏi bật cười, không biết có ai từng bị té nơi cầu thang đó chưa hay người Mỹ họ luôn cặn kẽ như vậy. Mình xin cho con đi học ở Boston, tiểu bang Massachusset nên cũng không rõ thủ tục có khác với các nơi khác không. Cứ viết lắng nhắng ra đây ghi lại một trải nghiệm mới lại nếu có ai cũng xin học cho con ở tiểu bang này sau này thì có thể giúp ích được chút nào?
Hồi giờ xin học cho tụi nhỏ toàn là nhiệm vụ của mình. Đồng bọn thấy mình xông xáo mới lại viết văn bản có vẻ bài bản nên luôn giữ vị trí bộ tư lệnh yểm trợ phía sau nhường cho mình xung phong tuyến đầu cho nên có 3 nhóc thì tuyền mình dẫn đi xin cả. Cũng chú thích thêm là ở Việt Nam mỗi lần xin học cho mấy chị em mình đều gửi đơn từ đàng hoàng. Nghe đồn xin trái tuyến mấy trường 19 tháng 5 với Hoàng Văn Thụ với Phan Thanh…tốn kém gì gì tùm lum nhưng thực sự trường hợp của mấy nhỏ nhà mình không có chuyện đó. Cứ gủi đơn nghiêm túc rùi chờ vì trường bảo xin trái tuyến thì phải còn chỗ mới nhận. Rồi một thời gian sau trường gọi điện thoại lên ghi danh cũng nghiêm túc luôn. Đóng phí theo qui định không thấy tí tiêu cực nào. Chẳng biết sao mình xin học cho con dễ vậy hay là nhà trường cảm mến những phụ huynh gửi đơn từ nghiêm túc, tuân thủ thủ tục bài bản?
Đấy là chuyện xin học ở Việt Nam.
Còn xin học cho con gái bên Mỹ thì hơi rườm rà hơn một tí.
Thủ tục xin học ở Boston mình cũng tự xin chứ không nhờ ai. Tính mình lâu nay ít thích nhờ vả mới lại cũng thích tự trải nghiệm cho nên cứ chủ trương điếc không sợ súng “cứ đi sẽ đến gõ cửa cửa sẽ mở”. Nhưng mà tiếp xuc với hệ thống giáo dục của Boston mới thấy nhiều điều không như mình hình dung nên cũng thú vị.
Hai cha con đi Mỹ theo dạng du lịch. Sau đấy mình mới ký Hợp đồng làm việc với công ty của người quen. Ký xong mới xin thay đổi tình trạng di trú và gửi giấy tờ lên chính quyền xin giấy phép làm việc. Rồi thì sau đấy mới bắt đầu xin học cho con gái. Hai cha con tính giống con rùa nên làm gì cũng túc tắc. Hồi mới qua hỏi con gái thích đi học chưa để ba xin nhưng con gái bảo để học tiếng Anh tiếng em một thời gian cho đỡ khớp khớp rùi từ từ mới vào High school chứ sợ vào học liền không theo kịp chương trình. Phần nữa là mình cũng muốn giấy tờ của mình xong xuôi đâu đó rồi tiến hành luôn thể để con gái được tiếng ăn theo đàng hoàng đâu đó. Cho nên một thời gian sau mới dắt con đến trường gần nhà để xin vào. Dưng mà vào nói chuyện với trường mới ngộ ra một điều là trường không nhận học trò trực tiếp mà chỉ nhận từ trên đưa xuống. Tức là mình phải lên Trung tâm tiếp nhận của City Hall để nộp đơn.
Ra vậy đấy!
Thế là lên Trung tâm này. Tên đầy đủ của Trung tâm này là Family Resource Center of Boston Public Schools gọi theo tiếng Việt là Trung tâm đặc trách gia đình trực thuộc hệ thống trường công của Sở giáo dục thành phố Boston. Cả đô thị Boston có 4 vùng được gọi là vùng Đông, Tây, Bắc và Đông Boston nên cũng có 4 trung tâm tương ứng. Pipi nhà mình ghi danh ở văn phòng trung tâm vùng Bắc. 
Vào Trung tâm này cũng vui nữa. Mấy tòa nhà của Mỹ trong trung tâm lầu ngang dãy dọc mà vắng vẻ lắm đứng ngoài nhìn giống như chốn không người vậy. Hai cha con hỏi người ta được chỉ ghi danh nơi building số 7 mà đến nơi thấy cửa đóng then cài lại tưởng bữa đó trung tâm nghỉ. Bụng thầm trách trung tâm này sao nghỉ mà không thông báo. Tần ngần một lúc định quay về thì thấy cửa mở. Híc híc… Tức là cửa này khóa từ bên trong nếu nhân viên tiếp tân họ nhìn camera thấy khách không biết bấm chuông mà quay đi họ mở giúp cửa mời mình vào. Vào trong rồi mới thấy bên trong náo nhiệt đông đúc gì đâu. Người ta làm hệ thống an toàn như vậy là để đảm bao an ninh cho mấy tên con nít bên trong.
Khi đưa giấy tờ của Pipi cho họ lại bị trách là sao xin học cho con trễ quá! Mình cũng phân bua về vụ giấy tờ rằng đã gửi thư cho chính quyền mà chưa thấy trả lời… Bà  sếp của Trung tâm nhấn mạnh với mình “mọi tên con nít trên đất Mỹ đều có quyền được tới trường và được chính phủ Mỹ tài trợ mọi thứ”. Lý do là bởi vì “Children are children”, trẻ con là trẻ con. Chúng không có khả năng tự bảo vệ và tự lo thân nên người lớn và chính quyền phải cáng đáng chuyện học hành cho chúng nên anh cứ đưa con đi học liền không cần chờ giấy tờ xong xuôi. 
Mình thấy trong trung tâm dán một đống poster kêu gọi trẻ homeless đến trường, tức là trẻ vô gia tư. Rùi còn giải nghĩa như thế nào được gọi là một sự vô gia cư. Thấy con nít bên Mỹ thật sung sướng quá chẳng như ở xứ khác can tội nghèo rồi thì mất học luôn.
Thủ tục ghi danh thì không có gì phức tạp, cung cấp cho trung tâm khai sinh, học bạ và giấy chích ngừa của Pipi. Không có giấy chứng nhận chích ngừa của Việt Nam thì phải đi chích ngừa lại mới được nhập học. Người lớn thì đưa mấy bản copy giấy tờ chứng minh mình đang cư trú trên địa bàn. Giấy này gồm mấy tờ bill trả tiền nhà, điện nước… với bản liệt kê tài khoản ngân hàng do nhà băng cung cấp hàng tháng. Đại để thông tin chủ yếu mà Trung tâm cần là xác định Pipi là trẻ em và gia đình đúng là cư trú trên địa bàn Boston. Còn mấy giấy tờ về tình trạng cư trú với giấy phép làm việc chẳng thấy họ đòi hỏi. Riêng giấy tài khoản ngân hàng chẳng hiểu sao họ cần vì trường học này là trường công của Mỹ, chi phí học miễn phí hết kể cả ăn trưa trong trường nên phụ huynh đâu có phải trả khoản nào.
Không hỉu, không hỉu!
Trung tâm đặc trách gia đình chỉ nhận đầu vào như vậy, như một sự đăng ký quản lý ban đầu. Phần tiếp theo là họ gửi mình qua Trung tâm khảo sát khả năng và hướng dẫn học sinh mới NACC (Newcomer Assessement and Counseling Center) để đánh giá trình độ và xếp lớp xếp trường cho hợp lý. Đến ngày đến giờ hẹn mình dẫn Pipi lên trung tâm này, thời gian khảo sát tới 3 tiếng lận cho lên mới có hướng dẫn về vụ ăn uống. Khảo sát bao gồm tiếng Anh, tiếng Việt và Toán. Pipi làm Toán tốt, Toán của trường Mỹ dễ ẹc. Tiếng Anh đọc tốt nhưng nghe nói yếu. Còn tiếng Việt được khen giỏi??? Lý do là so với nhiều trẻ em nước khác khi vào Mỹ, Pipi viết văn bản xứ và giải nghĩa từ đâu ra đó! Nghe cô giáo nói nhiều tên con nít từ mấy nước nghèo ở Châu Phi bị mù chữ nên nhập cư vào Mỹ học gian nan lắm. Thế mới thấy tấm lòng đại bác của Huê Kỳ, bao nhiêu người vào xứ này đều được đào tạo đâu ra đó tốn kém biết bao nhiêu.
Sau khi khảo sát trình độ xong mình được nhận bản kết quả và giấy thông báo nhập trường. Trung tâm khảo sát xem xét trình độ của mình rồi chuyển mình xuống trường nào mà vừa gần nhà để tiện đi học mỗi ngày vừa có chương trình học phù hợp. Trình độ tiếng Anh của Pipi được xếp ở mức trên level 1 dưới level 2 cho nên trung tâm góp ý phụ huynh cho trẻ con học trường có hỗ trợ song ngữ hơi xa nhà một xíu nhưng hợp lý hơn là vào học trường Mỹ 100%. Trình độ phổ thông học đúng tuổi đúng lớp, vẫn là lớp 10. Quyết định vẫn là của phụ huynh và học trò. Hai cha con liếc mắt nhìn nhau xong rồi quyết định học trường hỗ trợ song ngữ cho có bạn bè Việt Nam. Pipi được phân vào trường Excel High School ở gần khu phố Việt của Boston. Ai tò mò thì search google là thấy liền ý.
                                                      
Vậy là hai cha con cầm giấy này đem xuống trường làm thủ tục nhập học. Đưa giấy nhập học cho văn phòng rùi được bộ phận hướng dẫn đưa ký bản cam kết tuân thủ nội quy của trường với cả xác nhận cung cấp thông tin y tế của Pipi. Rồi nhận card đi xe bus tàu điện ngầm miễn phí mới lại đăng ký ăn trưa cũng miễn phí luôn.  Xong mấy thủ tục đó rùi thì Pipi vào lớp. Ke ke… thấy trong lớp dân đầu đen hơi bị nhiều.
Học hành mà có bạn bè Việt Nam cũng  đỡ hiu quạnh. Rõ ràng học trường Mỹ mà lao xao tiếng Việt thì vẫn vui hơn là vào trường rặt học trò Mỹ.
Trong quá trình xin học cho con mới thấy phụ huynh phải ký giấy tờ mỏi tay luôn. Món gì cũng ký nhận hết. Nộp hồ sơ ký, chấp nhận khảo sát trình độ ký, đi chích ngừa ký, nhận kết quả khảo sát ký, chấp nhận học trường hỗ trợ song ngữ ký, cung cấp thông tin y tế ký, đăng ký ăn trưa miễn phí ký… Cứ giấy trắng mực đen mỗi bên một bản chứ không phiến phiến xuề xòa như bên Việt Nam mình. Chưa kể khi con gái chích ngừa phải có cha mẹ hoặc người giám hộ đứng kế bên chứ không có chuyện để con nít một mình trong phòng khám với bác sỹ. Con gái thấy mình ký cả đống giấy tờ hoang mang thấy rõ! Vậy là mới biết vai trò của cha mẹ quan trọng biết mấy hén. Lâu nay thấy cha mẹ thương con nên mấy cô mấy cậu cứ hay bướng bỉnh làm theo ý mình chưa kể còn hay cãi ngang cành bứa nữa. Rõ ràng tuổi vị thành niên luôn cần và tuân theo sự giám hộ (đúng đắn) của cha mẹ ý!
  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: