di bụi Thử hỏi đâu đường ta đi tới?
Nguyên văn của câu này là “Cảm vấn lộ tại hà phương?”, tựa bài hát trong phim “Tây du ký”. Trả lời cho câu hỏi này lời hát đã rất lạc quan:
Thử hỏi đâu đường ta đi tới?
Chính là con đường dưới chân ta
Mỗi lần đọc câu này miềng lại bùn cừi
Hehe… Nếu đường dưới chân ta dẫn vào ngõ cụt hoặc rừng rậm thì ta vẫn nhắm mắt bước đi à?
Dưng mà nói theo nghĩa lạc quan của mấy câu này thì Hồng rất là thích khi rong ruổi đây đó.
Còn một câu nữa Hồng cũng hay tự động viên mình khi gặp cảnh khó khi xa nhà:
Không có việc gì khó, chỉ sợ làm không được!
Nói ra lúc nào cũng thấy tiếu tiếu…
Cừi chán rùi thì cũng thấy đỡ bực bội và đỡ nản.
Nói nhăng nói cuội một tí với bạn bè thôi chứ điều muốn đề cập ở đây là nếu hôm nào trúng số nhiều thật nhiều mà hứng chí lên muốn đi chơi đâu đó thì phe ta nên đi đâu?
Việt Nam mình coi vậy chứ không thiếu chỗ đi, bằng chứng là bọn Tây ba lô có mặt trên mọi nẻo đường đất nước mình. Thường thì đi du lịch người ta hay đi trong nước trước rồi mới đi ra nước ngoài. Lý do là đi trong nước thường giá cả rẻ mềm hơn xuất ngoại, thêm nữa là cự ly gần và ngôn ngữ không bất đồng thì giúp mình có sự trải nghiệm từ từ rồi mới ra xứ lạ?
Trên thế giới riêng chỉ có Nhật là dân chúng hay đi du lịch ngoại quốc nhiều hơn trong nước vì giá cả của Nhật đắt đỏ nhất thế giới nên đi đâu cũng rẻ hơn quốc nội.
Phần Hồng đi trong nước thì nhiều thật nhiều rồi. Nghề du lịch mà. Đại thể nhìn phong cảnh Viêt Nam hoặc phố phường nơi này nơi kia chiếu trên ti vi thì chỗ nào cũng từng đến và biết. Cho nên tư vấn cho phe ta coi như có thể tin cậy được.
(43 tủi mà nhìn như 34 nhé, trẻ trung tươi tắn)
Thường thì ai sống ở đâu hay có xu hướng đi những danh lam thắng cảnh gần nhà rồi mới đi xa. Đà Nẵng thì đi Hội An và Huế trước hoặc Nha Trang thì lên Đà Lạt… Xong rồi mới bắt đầu lựa chọn hành trình vào Nam ra Bắc.
Nước mình tuy dài nhưng hẹp nên cũng dễ đi theo từng vùng. Nhưng du lịch trong nước cũng phải chọn chỗ nào đặc sắc để đi chứ đâu thể đi khắp muôn nơi được? Ngoài Bắc thì ai cũng muốn đi Hà Nội một lần cho biết thủ đô. Xong rồi xuống Hạ Long. Vịnh Hạ Long cách Hà Nội khoảng 160 dễ đi mà cảnh đẹp. Dù gì cũng là di sản thế giới mà! Từ Hạ Long – Hòn Gai, Bãi Cháy- tiếp tục đi về phía Bắc nữa dẫn hoài đến biên giới Việt Trung có Móng Cái với Trà Cổ là địa đầu, “từ mũi Cà mau đến địa đầu Móng cái”. Mấy chỗ này hơi xa chắc dân nghiệp dư cũng khó muốn tới. Nếu ai thích đi thì từ Hạ Long đi tàu cánh ngầm ra tận Trà Cổ đỡ vất hơn đi xe đường đèo loằng ngoằng. Đi tàu trong vịnh không có sóng nên không sợ say.
Vùng Đông Bắc chắc chỉ đi thế thôi chứ không khám phá hết được. Mé Hà Nội – Lạng Sơn không có gì đặc biệt. Không đi cũng được. Có tí Ải Chi Lăng để xem du lịch qua màn ảnh nhỏ? Hải Phòng thì cũng không có gì đặc biệt. Cao Bằng có hang Pắc Bó cũng để xem qua màn ảnh nhỏ luôn.
Lên Hà Giang có lẽ đáng đi. Hà Giang đi hướng chính Bắc lên theo lối Thái Nguyên, Tuyên Quang. Giáp Trung Quốc có cao nguyên Đồng Văn cũng đẹp. Trên này toàn đá tai mèo, nhọn và sắc như dao. Vùng núi này các dân tộc thiểu số suốt ngày phải đi vác nước vì không có mấy mạch nước ngầm. Khổ lắm!
Thái Nguyên, Tuyên Quang nằm trong thành ngữ “Chè Thái, gái Tuyên” ý nói trà Thái Nguyên ngon và còn gái Tuyên Quang đẹp. Hai vùng này được xếp vào một trong những “miền gái đẹp” của VN mình – gái Thượng Lâm. Mấy “miền” còn lại kia là Phong Thổ-Lai Châu, Thượng Yên Công- Uông Bí- Quảng Ninh (dưới chân núi Yên Tử), Hà nội, Huế, Gò Nổi (Quảng Nam) và Nha Mân –Đồng Tháp.(Để Hải Nhớn đi là hay nhất!)
Vùng Tây Bắc phong cảnh hữu tình, núi non trùng điệp. Sapa đẹp nhưng xa quá chắc khó lên nổi. Tàu lên thẳng không có vì cao quá. Bắt tàu Hà Nội lên tới Lào Cai thì chuyển qua xe ô tô. Đường đèo uốn lượn đẹp mê hồn nhưng ai không quen đi xe thì say chết luôn. Phố phường Sapa không đẹp bằng Đà Lạt nhưng các bản làng nhiều chỗ đi hơn. Từ phố vào bản qua đèo, lội suối rồi cầu treo…đẹp như tranh vẽ. Sapa cao hơn Đà Lạt nên cũng lạnh hơn. Sáng ra thấy mây thấp lưng chừng núi mà mình đang ở trên đỉnh nên cảm giác như ở trên trời vậy. Chiều tối sương mù ào ạt, đi bộ cách nhau một mét không thấy mặt. Mé phía dưới như Sơn La, Điện Biên đến mùa Xuân hoa Mận, hoa Ban nở trắng núi rừng. Đường lên Điện Biên qua đèo Pha Đin ngoạn mục nhưng cũng nguy hiểm
Lên mạng xem ảnh cho chắc ăn!
Quanh Hà Nội có Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình… nếu có điều kiện thì đến cho biết phong cảnh đặc thù của nông thôn miền Bắc “cây đa bến nước”. Vùng này còn có những con đê cao để ngăn lũ sông Hồng, trên đê thường là đường ô tô liên xã. Hà Tây có chùa Hương nổi tiếng, Bắc Ninh thì có quan họ “liền anh, liền chị”. Cả hai nơi này tổ chức lễ hội sau Tết Nguyên Đán, “tháng giêng là tháng ăn chơi”. Trong vùng này còn có Thái Bình là quê thầy Luận, vùng chiêm trũng. Tức là vùng ruộng thấp nên đồng lúa nước bao la. Nông thôn Thái Bình cũng đẹp. Về vùng này mới biết là phong cảnh làng xóm rất giống các làng xã vùng cầu ngói Thanh Toàn- Hương Thủy, Huế- Không hiểu sao một vùng nói giọng Bắc, đồng bằng sông Hồng lại có liên hệ gì với vùng giọng Huế. Có lần vào trong mấy làng này mà cứ nghĩ là đang thăm quê Thái Bình. Thái Bình còn có vùng rừng sú ven biển giống như trong Cần Giờ, Sài Gòn.
Gần Hà Nội có Tam Cốc- Bích Động ở Hoa Lư, Ninh Bình cũng đẹp, được ví là Hạ Long trên cạn. Vùng này nhiều núi đá vôi nhưng không cao như Phong Nha- Kẻ Bàng. Cao cao trên núi đầy dê, leo núi còn giỏi hơn khỉ. Ba Vì có Tam Đảo cũng đáng lên cho biết khu nghỉ dưỡng miền Bắc
Từ Hà Nội vào đến Huế không có gì đặc biệt lắm. Thanh niên nam nữ Nghệ An, Hà Tĩnh đẹp trai đẹp gái nhưng tiếng nói hơi khó nghe. Quảng Bình thì chỉ có động Phong Nha, tới nơi thăm động xong rồi về thì cũng hơi chán…
Huế đúng là di sản thế giới. Nhiều Lăng mộ mà Kinh Thành cũng đáng đi. Ăn uống cũng ngon miệng. Tới Huế chơi được nhiều chỗ hơn những chỗ khác.
Phong cảnh nông thôn từ Huế vào Đà Nẵng được thế giới đánh giá là một trong những cảnh đồng quê đẹp nhất thế giới. Đối với người Việt mình thì mấy chỗ này không khác biệt gì mấy với những đồng quê các tỉnh thành khác? Có thể người nước người họ nhìn thấy những cái mà mình nhìn không ra?
Đà Nẵng thì là phe ta rồi, không nói mọi người cũng rành. Đà Nẵng – Bà Nà-Hội An- Mỹ Sơn làm thành một cụm rất tiện cho du lịch. Thêm bây giờ Đà Nẵng có pháo hoa quốc tế có lẽ là đẹp nhất nhì thế giới luôn.
Từ Đà Nẵng vào tới Nha Trang qua Quảng Ngãi, Qui Nhơn… cũng toàn quê phe ta, đi cũng được không đi cũng không sao. Mé trên núi thì có Gia Lai với “em Plâycu má đỏ môi hồng ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông” cũng êm đềm mát mẻ, dân chúng hiền lành.
Ban Mê Thuột toàn cà phê và đất đỏ. Để dành tiền qua Đà Lạt hay hơn.
Đà Lạt chắc ai cũng rành khỏi cần giới thiệu nhiều. Chỉ có điều bây giờ người ta chặt thông Đà Lạt nhiều quá làm nơi này xuống cấp. Đà Lạt mà không có thông thì hết còn là Đà Lạt. Vùng Đông Nam Á có nhiều chỗ như cao nguyên Cameron ở Malaysia hoặc Chieng Mai bên Thailand khí hậu như Đà Lạt nhưng không có thông nên kém đẹp hơn rất nhiều. Phe ta nhớ lên tiếng bảo vệ Đà Lạt nhé!
Nếu ai xuống được Bảo Lộc thì thăm thác Đambri cho biết. Bảo Lộc mát mẻ rất đáng đi. Đồi trà bạt ngàn chụp ảnh rất đẹp.
Nha Trang cũng khỏi nói nhiều. Hình như ai cũng từng biết. Bãi biển Nha Trang cũng được chấm bằng điểm bãi biển Vũng Tàu nhưng có nhiều đảo hơn nên lợi thế hơn. Mới cả Nha Trang có vùng vịnh, được thế giới công nhận.
Từ Nha Trang vào Sài Gòn có Phan Thiết với Mũi Né. Biển Mũi Né không đẹp bằng các vùng khác nhưng vẫn đông dân du lịch chắc là do có những đồi cát và nằm không xa Sài Gòn.
Sài Gòn cũng quá nổi nên không cần nói nhiều. Có địa đạo Củ Chi ai tò mò thì đi cho biết. Địa đạo nổi tiếng nhưng đường hầm phục chế không quy mô. So với địa đạo Vĩnh Mốc- Quảng Trị thì kém hơn nhiều nhưng Vĩnh Mốc nằm hẻo lánh quá nên ít được khách du lịch để ý.
Tây Ninh cũng bình thường. Có Tòa thánh Cao Đài mọi người xem qua bưu thiếp cũng được
Miền Tây sông nước bao la là một nơi đáng đi. Nếu đi gần thì có Mỹ Tho với Cái Bè. Nếu đi xa thì xuống Cần Thơ- Tây Đô. Miền Tây tuy rộng nhưng phong cảnh đại để cũng giống nhau với “cầu tre lắt lẻo” và “trên bến dưới thuyền”. Riêng vùng Trà Vinh và Sóc Trăng có người Khmer nhiều. Vùng Châu Đốc- An Giang có người Chàm nhiều. Châu Đốc có chùa Bà (Thiên Hậu) với Núi Sam cũng được cúng bái nhiều như Bà Chúa Kho ngoài Bắc. Nhưng Châu Đốc cũng như Rạch Giá, Hà Tiên, Bạc Liêu, Cà Mau xa quá chắc đi khó tới. Mũi Cà Mau nằm gần ngoài biển cách thị xã Cà Mau gần 60 km. Vùng này là vùng nước với mấy cây đước, sú… chứ không phải đường đất (liền) như mọi người hình dung. Tức là không có đường mấy. Chỉ có đường xóm nhỏ trên mấy doi đất đó thôi. Đi tới đi lui phải dùng tắc ráng (xuồng máy). Đi uống cà phê cột tắc ráng đầy sông như ta dựng xe máy trên đất liền vậy. Cũng độc đáo! Dân chúng sống trên những doi đất sát biển bằng nghề nuôi tôm và đánh cá…
Du lịch nước ngoài nếu đi theo tour thì cũng tạm ổn nhưng chỉ gọi là đi thăm thú thôi chứ không phải đi khám phá. Nếu ai có thời gian và thích khám phá thì đi ba lô vui hơn nhiều mà có thêm nhiều trải nghiệm cũng như kỹ năng sống với trau dồi được tiếng Anh.
Hội Nga văn nếu ai có điều kiện phải một lần thăm (lại) Nga rồi.
Còn đi lúc đầu chắc là mấy nước quanh vùng trước.
Nên đi Thailand đầu tiên vì Thailand vui đáo để mà chi phí rẻ. Ăn uống cũng ngon ngon mà mua sắm cũng thú. Đi Cambodia hoặc Lào thấy thường quá rồi có khi đâm nản vì “nước ngoài gì mà chẳng hơn Việt Nam chút nào, biết vậy ở nhà cho khỏe”. Thailand có Hoàng Cung với chùa Vàng nổi tiếng. Cách Bangkok hơn 100 km về phía Đông Nam có Pattaya khá náo nhiệt, chốn ăn chơi của dân khắp nơi đổ về. Chợ nổi gần Bangkok cũng đẹp, không giống chợ nổi miền Tây mình. Ngoài ra còn có Chiengmai ở vùng Tây Bắc là cố đô của người Thái, đường lên vùng núi rất đẹp nhưng chốn này xa quá sợ đi không tới. Phía Tây Nam có Phu Ket và đảo Phang Nga có những bãi biển đẹp như biển Đà Nẵng vậy. Nếu ai có sức đi thì đâm thẳng xuống phía nam Thailand, vượt qua biên giới Malaysia rồi vào đảo Penang có thành phố George Town cũng là phố cổ như Hội An. Phía Tây Nam của Malaysia sòn có một Hội An khác nữa là phố cổ Merlaka. Cả hai đều là di sản thế giới.
Nếu không có sức thì đi bằng máy bay. Bây giờ có máy bay giá rẻ ai mà định trước ngày đi mua vé còn rẻ hơn bay trong nước. Từ SGN bay qua Kuala Lumpur rồi tham quan thủ đô Malaysia. Penang thì nằm phía Bắc nước này nên chắc khó tới được. Kuala Lumpur có tòa tháp đôi cao ngất ngưởng là biểu tượng của thành phố này. Có mấy đền thờ hồi giáo khá đẹp và có phố Tàu cũng nhộn nhịp. Quanh Kuala Lumpur thì có khu Genting cũng tạm được. Một thành phố cao nguyên sương mù của xứ này. Nhưng lên đấy rồi “bị” nhốt trong quần thể có mái che. Vì trên những đỉnh núi không có chỗ nào ra vẻ phố phường để đi cả, chỉ có một khu Genting đấy mà thôi. Cách thủ đô 200 km về phía Bắc có cao nguyên Cameran. Trên đường đi có những rừng sầu riêng bạt ngàn. Ai có sức leo cứ việc hái thoải mái. Thấy dân Malai đi xe jeep vào rừng hái sầu riêng chất đầy xe. Ai nấy đội nón sắt như lính đặc nhiệm vậy. Cao nguyên này cũng trồng trà đẹp như tranh vẽ. Về mé biển phía Tây có phố cổ Merlaka như đã nói ở trên. Eo Merlaka cách Indonesia có hai tiếng đi phà. Người nào đi thăm xứ này thì lang thang đến Jakarta rồi bay về SGN. Còn ai muốn vào Singapore thì đi xe bus tới Jahor rồi sau đó tới biên giới nhập cảnh đảo quốc Sư tử.
Singapore chỉ là đô thị với nhà cao tầng. Có công viên Sentosa thì là công viên nhân tạo. Cát biển toàn mua của Việt Nam đem về đổ lên làm bãi biển. Đô thị này cũng chỉ tới một lần cho biết. Khu mua sắm Orchard road ở trung tâm nếu không giảm giá không ai mua hết. Khách Châu Âu cũng chỉ tới một lần rồi một đi không trở lại. Singapore nhỏ xíu, loanh quanh một ngày rưỡi là không biết đi đâu. Thường dân ba lô mua vé máy bay đến Kuala Lumpur rồi về từ Singapor hoặc ngược lại.
Còn Cambodia và Lào thì tiện tiện đi cho biết. Hoàng Cung Cambodia khá đẹp. Đi tới vùng Siemriep gần biên giới Thailand có Angkor Wat và Angkor Thom là di sản thế giới. Nhìn di sản thế giới rồi nghĩ đến Cambodia hiện tại không khỏi mủi lòng. Ngày xưa cha ông của họ làm nên một nền văn hóa rực rỡ như vậy mà sao bây giờ Cambodia nghèo thế. Mấy năm trước mình ghé Siemriep ăn quán xong bước ra thấy trẻ ăn xin vào ăn đồ thừa trong tô của mình. Thật tội nghiệp!
Từ Siemriep đi tới thị trấn biên giới Poipet rồi vào Thailand đi Bangkok cũng không xa. Từ Phnompenh xuống phía Nam có thành phố Sihanuk cũng là chỗ để đi. Mé dưới biển chỗ Cambodia và Thailand giáp nhau có cửa khấu Konkong có lẽ là của khẩu đìu hiu nhất thế giới. Nhà cửa nghèo nàn như bên Châu Phi vậy. Cambodia chỉ có mấy chỗ như vậy. Bên này dân chúng ăn cào cào với châu chấu và các loại côn trùng nhiều, buổi tối thấy nhà nào cũng thắp đèn sáng ngoài sân dụ côn trùng tới để bắt. Phía dưới mấy cái bóng đèn có cái máng nước lớn để lũ này bay mỏi cánh thì rơi xuống nước.
Còn Lào thì đi theo đường Kon Tum hoặc Lao Bảo, Quảng Trị. Từ Kon Tum thì qua gặp Pakse. Từ Lao Bảo gặp Savanakhet. Giữa Lào và Thailand có con sông Mekong. Cách nhau một con sông mà thấy hai bên một trời một vực. Từ Savanakhet đi lên phía Bắc khoảng 400 km là Vieng Chan. Lên nữa là Luang phrabang, cố đô của Lào. Lên nữa nữa là biên giới Việt nam, Trung Quốc và Myanmar. Thủ đô Viêng Chan giống Ban Mê Thuột của mình, bụi đất đỏ nhiều. Trên này cũng lấy sông Mekong làm đường biên giới hai nước. Thủ đô Lào có tháp That Luang đẹp, nếu không có tháp này Vieng Chan sẽ thật là buồn.
Philippines khói bụi ngút trời, ô nhiễm không chịu nổi. Bụi từ các núi lửa đã nhiều mà khói từ xe cộ cũ cũng không ít. Thủ đô Manila đi một ngày cổ áo đen như than luôn. Cũng là một xứ tới một lần và mãi mãi… Xuống vùng núi phía nam như Cebu thấy đỡ hơn. Núi non cũng trùng điệp và thấy thanh niên chơi ván trượt nhiều. Philippines cách xa một biển mà không có gì đặc sắc khỏi đi cho đỡ tốn tiền.
Đi quanh vùng nói chung dễ đi, còn đi xa nữa thì lại phải lựa chọn. Thế giới thật sự rộng lớn quá. Đâu ai có thể đi hết được. Trung Quốc thì nên đi rồi, đồng văn đồng chủng với VN mà. Mới lại phong cảnh Trung Quốc cũng đẹp. Người Thượng Hải nghe nói đẹp lắm tới nhìn thử cho khỏi tò mò. Gần Thượng Hải là Hàng Châu cũng phồn vinh. Mình cũng chưa đi sâu vào nội địa nước này, mới chỉ loanh quanh biên giới. Tây Tạng xa quá không biết có đi nổi không? Thảo nguyên Tân Cương cũng đẹp. Rồi Bắc Kinh nữa..
Hongkong là một nơi không thể không đến. Mua sắm rất lý thú. Có điều xin visa khó chứ không phải chơi. Nhiều người nghĩ Hongkong chỉ có sự hào nhoáng không thôi là không đúng. Có một Hongkong rất bình dị ít ai biết. Viết về nơi này cũng không biết bao giờ cho hết chuyện.
Đài Loan giống Trung Quốc nhưng dân có vẻ ít đông đúc hơn. Phố phường sạch sẽ nhưng không hào nhoáng lắm. Đài Loan làm ăn với Nhật Bản nhiều nên thấy hàng hóa Nhật bạt ngàn, từ cây kim tới sợi chỉ. Đài Bắc có khu cổ như phố Tàu các nơi và khu mới hiện đại. Xe máy và xe đạp cũng nhiều. Thanh niên hiền lành chứ không ngổ ngáo, bặm trợn. Cuộc sông dân chúng thấy thanh bình. Người Đài Loan ăn uống rất nhiều và khoa học, ăn gì cũng theo quy tắc “Hán dược phương”. Tức là mùa nào ăn món nấy và âm dương luôn đồng đều cân bằng. Giống như VN mình ăn món lạnh phải kèm rau thơm, gia vị nóng vậy “con gà cục tác lá chanh con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi con chó khóc đứng khóc ngồi mẹ ơi đi chợ mua tôi củ riềng”. Mỗi tuần trong gia đình họ nhất định phải có một hai bữa ăn đồ bổ với thuốc Bắc. Nghe nói đời sống tình dục của họ rất phong phú. Các bô lão 70-80 tủi vẫn làm chuyện ấy và được con cháu tán đồng chúc phúc… Nếu đi Trung Quốc rồi thì khỏi đi Đài Loan
Châu Á còn có Nhật Bản rất sạch sẽ và văn minh. Có núi Phú Sĩ ở Kanagawa, đền Nikko ở Kyoto. Tokyo là thủ đô cũng được châm chước.
Trung Á với những thảo nguyên như trong “Cây phong non trùm khăn đỏ” cũng phải ghé qua để dạo chơi khắp các núi đồi cho mãn nguyện…
Úc có lễ bắn pháo hoa mừng năm mới nổi tiếng trên cầu cảng Sydney, tham quan để xem có hơn thi bắn pháo hoa quốc tế của Đà Nẵng mình không?
Châu Phi thì không đi cũng được. Muốn lắm thì đi Ai cập cho biết Kim Tự Tháp và cưỡi lạc đà. Xứ nóng quá không biết có chịu nổi không nữa.
Châu Âu thì lựa chọn đầu tiên là Ý, cái nôi của Phương Tây. Nước này chỉ cần đi ba nơi là đủ. Milan, Venice và thủ đô Roma. Nói chuyện với dân du lịch ai cũng khen Ý phong cảnh đẹp mà con người hiền hòa. Hoàng Giang đi Ý rồi thật bổ ích.
Sau đấy là Anh Quốc và Đức, hai cánh chim đầu đàn của Châu Âu. Dân Ăng lê phớt đời rất đáng quan sát . Còn dân Đức có lòng tự trọng dân tộc cao. Châu Âu tuy nhiều nước mà nhỏ nên dễ đi. Trong hai tuần đi nhảy cóc là có thể thăm thú được khắp nơi.
Pháp thì ghé Paris để leo lên tháp Eiffel chụp mấy tấm hình.
Rồi đảo qua mấy nước Bắc Âu, nhất là Phần Lan. Dân Phần Lan có ý chí quật cường luôn khuất phục gian khổ trong mọi hoàn cảnh. Tới tìm hiểu dân tộc này cho biết.
Châu Mỹ thì Hoa Kỳ phải để riêng ra cả một quyển sách. Rộng quá nên đi cả năm chắc chưa hết. Mà thằng này xin visa cũng khó. Đại khái là tượng Nữ Thần Tự Do ở NewYork, Nhà Trắng ở Washington DC, rồi Grand Canyon ở Arizona…
Nam Mỹ có Braxin với lễ hội Carnavan và dân chúng sôi động. Nhảy Lambada cho vui.
Peru trên đỉnh núi Andes thăm một lần Machupichu để biết kỳ quan thế giới mới.
Vậy là đã đi hết năm châu bốn biển rùi!
Đủ mệt nhoài!
Toi da doc rat nhieu bai viet o trang nay, bai viet nao cung rat ro rang , chi tiet ,co the giup ich cho mot so nguoi nhu toi cung thich di du lich va tim hieu, nhat la loi le vui tuoi di dom khong cung nhac. Toi cung di kha nhieu nuoc roi, cung muon viet lai ky niem cua nhung chuyen di nhung chac rang se kg viet duoc nhu vay, the nen kg phai ai cung co the lam van…si. Toi sap di du lich My( lan dau, kg biet co lan sau kg) nen co nhieu dieu muon tim hieu va da lac vao trang nay, cung da giai toa thac mac cua toi rat nhieu, cam on nhieu nhe em( co le toi lon tuoi hon em rat rat nhieu do)
Cảm ơn anh, chị có lời khen.
Em phổng mũi luôn!